Quê vợ tôi ở kinh Trảng Cò, một con rạch nhỏ nằm ở ven rừng U Minh hạ. Hơn hai mươi năm trước, khi chúng tôi mới quen, mỗi lần muốn về thăm, tôi phải đi xe đò từ Bạc Liêu xuống Cà Mau, rồi từ Cà Mau ngồi tàu đò hơn ba tiếng đồng hồ mới tới Rạch Ráng. Từ rạch Ráng, lội bộ hơn bốn cây số mới tới Trảng Cò. Nhưng những lần về thăm như vậy, ít khi tôi đi vòng theo xóm mà hễ tàu đò vừa ghé chợ Rạch Ráng là tôi cứ nhắm hướng rồi băng đồng. Ngay cả mùa mưa, dù phải lội mấy chục công đất cày nhưng tôi vẫn lội để rút ngắn thời gian.
Mùa sa mưa, mỗi sáng tôi thường ra ngồi trên sàn nước, giáp với mé ruộng phía sau nhà để câu cá rô con, cá mới đẻ chừng một hai tháng tuổi mà dân quê thường gọi là cá rô thóc – dân Sài Gòn và miền Đông gọi là cá rô bí. Chặt một cành trúc nhỏ hoặc một nhánh tre gai, cột sợi dây câu bằng cọng chỉ may quần áo se lại làm đôi. Lưỡi câu cũng uốn bằng cây kim may quần áo, loại kim may tay thật nhỏ, không cần ngạnh. Mồi câu là một con mắm sống, xé ra từng miếng nhỏ li ti. Vừa thả mồi xuống là một bầy cá rô con bu lại. Chỉ cần gặt nhẹ là dính một con cá. Cứ thế, chúng tôi vừa câu vừa tâm sự. Đến lúc cảm thấy cá dư một bửa ăn thì cho vào cái rổ dầy, dùng miếng vỏ dừa khô chà qua chà lại mấy vòng cho cá rô sạch vẩy rồi ngắt hầu rửa sạch. Bắc cái tô sành lên bếp, cho vào mấy muỗng nước mắm ngon, một tí đường, một tí mỡ, một tí bột ngọt, một tí tiêu. Khi nước mắm sôi ùn lên thì đổ cá rô vào, đợi cho sắc lại và dọn cơm ra ăn liền khi cái tô cá còn sôi ục ục.
Tình cảm chúng tôi lớn dần theo những sinh hoạt chân quê như thế.
Mùa lúa trổ đòng đòng, mỗi lần về Trảng Cò thì tôi mua theo vài tay lưới. Chiều xuống bơi xuồng ra ruộng, vét một đường rong giữa hai hàng lúa, kéo tay lưới xuống đó. Sáng ra cá rô lôi liệt cả cặp đài, tay lưới cuốn tròn, không còn chổ nào để gở, thậm chí thấy cá nhiều hơn lưới.
Mùa lúa chín, tôi vác dá ra đồng, chọn những khu đất trũng, đào một cái hầm trên bờ mẩu, lấy đất bùn vuốt láng trên miệng hầm. Xong cứ bỏ đó vô nhà, ngồi hút vài điếu thuốc rồi xách giỏ ra thăm. Cá rô nhảy đầy hầm đến một mình không xách nổi.
Cá rô mùa lúa chín thì không còn gì phải nói. Do nó ăn những bông lúa mới vừa ngậm sữa nên mỡ đầy bụng, thịt vừa béo, vừa thơm, vừa ngon một cách lạ lùng. Ngoài món kho tộ truyền thống, cá rô mùa lúa chín còn đặc biệt ngon hơn với món nướng trui và nấu canh chua cơm mẻ với bông so đũa hoặc bông súng, bỏ vô một nắm rau tần.
Hình ảnh con cá rô phóng lên khỏi mặt nước chừng năm ba tấc để đớp cho kỳ được hạt lúa vừa ngậm sữa đã trở thành quen thuộc với người dân xứ U Minh. Nhưng có một thời nó trở thành chuyện trà dư tửu hậu trong làng báo Cà Mau. Số là, lúc ấy anh Sáu Kiên làm Tổng biên tập báo ảnh Đất Mũi. Một hôm, khi triển khai kế hoạch làm báo tết, anh giao cho tổ phóng viên ảnh phải chụp cho được hình ảnh con cá rô đang phóng lên đớp bông lúa chín. Sau đó dân trong làng ảnh Cà Mau biến cái ý tưởng của anh Sáu Kiên thành mẩu chuyện hài. Nhưng rồi mọi người cũng bất ngờ khi nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Nguyễn đã làm được điều kỳ diệu đó. Anh vác cái ông kính tele 500 xuống U Minh rình rập suốt cả tuần, tốn gần chục cuốn phim để thực hiện một cách trọn vẹn ý đồ của Tổng biên tập.
Ở Cà Mau, trong những lúc trà dư tửu hậu, hễ nhắc đến cá rô thì mỗi người một chuyện, thi nhau mà kể, người sống nhiều thì kể nhiều, hàng ngàn chuyện về sự trù phú của cá rô.
Có lần chú Sáu Dân về làm việc. Khi ngồi nghe một vị lãnh đạo tỉnh báo cáo về các mô hình kinh tế, trong đó có mô hình nuôi cá chép, cá mè, cá trắm cỏ. . . Chú Sáu gạt ngang: Ở xứ nầy phải nói rằng món ăn hàng đầu là cá rô kho xoong đất, tại sao các anh không tính đến chuyện phát triển con cá rô. Các loại cá công nghiệp hãy để cho xứ khác người ta làm.
Sau chuyện ấy, nhiều người giật mình nhớ ra chuyện khác. Hồi chú Sáu Dân còn làm lãnh đạo ở Sài Gòn ( tức thành phố Hồ Chí Minh ), ông đã chủ trương cho người xuống Cà Mau mua hàng chục tấn trái đước về trồng ở Cần Giờ. Gần hai mươi năm sau, khi ông đang làm Thủ tướng, lúc ấy rừng đước Cần Giờ đã thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng thì rừng đước Cà Mau cũng đến hồi cạn kiệt. Trong một chuyến về Cà Mau, ông nói: Mấy anh có cần mua trái đước về trồng lại rừng thì lên Cần Giờ tôi bán lại cho.
Chiều nay, bổng dưng anh Nguyễn Bé – Tổng biên tập báo Cà Mau – gọi điện cho tôi, giọng anh vừa có hơi men rượu, vừa có chút nghẹn ngào. Anh hỏi tôi còn nhớ câu chuyện chú Sáu Dân nhã ý bán trái đước giống của Cần Giờ cho Cà Mau trồng lại rừng ngập mặn Năm Căn không, tôi nói sao lại không, nhưng mà nhắc lại để làm gì. Nguyễn Bé không trả lời tôi mà nói vắn tắt rằng, Cà Mau vừa xuất ngân sách ra mấy chục triệu đồng để lên tỉnh Đồng Nai mua hai tấn cá rô giống về thả xuống các lâm trường ở rừng U Minh hạ.
-Chỉ nói cho mầy nghe vậy thôi, cúp máy nghen !
Trong câu nói sau cùng, tôi biết bạn tôi đang khóc. Một người yêu quê hương xứ sở , yêu ruộng đồng đến cuồng say, đến cực đoan như vậy thì không thể nào chịu đựng nổi khi thấy con cá rô lội ngược từ xứ Đồng Nai về để làm giống cho xứ U Minh.
28 nhận xét:
ừa,nói chi chuyện Hà Nội cho xa xôi, chuyện xứ Cà Mau của anh nói hoài mà sao vẫn không hết vậy. Mà chuyện gì nghe cũng muốn khóc. Mà sao cái blast của anh nó càng ngày càng buồn.
thương cho cái quê hương hoang dã đã tan hoang dưới tay những kẻ làm kinh tế thiển cận :( Thương cho phận con cá rô, đã tan hoang nơi đất Cà Mau giờ lại chia xa từ nẻo Đồng Nai... thương cho phận người nông dân, không hơn con cá rô đồng...
Tí Cô Nương, Ống Kính:Cũng giống như người ta "phủ trọc đồi xanh" để ăn, rồi sau đó lại lập dự án"phủ xanh đồi trọc" trên 30 ngàn tỷ vậy mà. Gamzatop từng viết: Tôi đã đi và tôi đã thấy, xây dựng lâu đài đông bắc tây nam, không có gì mà con người không làm. Tôi đã đi và tôi cũng thấy, đốt cháy lâu đài đông bắc tây nam, không có gì mà con người không làm"
Cà Mau xưa..cá đặc đồng
Giờ thì cứ đứng tần ngần..mà mơ
Cá đồng.. bình rượu... túi thơ
Đượm dăm ba chén nghe hò..phương Nam
Chiều buông toả nhẹ khói lam
Bạn hiền túm tụm bầy đàn nhậu chơi
Bức tranh thôn dã..không lời
Phúc kia thụ hưởng ngẫm đời..mấy ai!.
Rô con..em gọi rô ron
Câu được thì cứ..chiên giòn..nhậu chơi!
Cá rô lội ngược vì con người làm ngược (ngạo). hì hì
Cám ơn anh Võ Đắc Danh!
Chúc anh vui!
Thích những bài viết thương nhớ đồng quê Cà Mau của anh quá. Nội dung vừa cung cấp cho người đọc kiến thức và vốn sống của người viết, vừa để lại những dòng suy nghĩ không khỏi đau lòng...
"yêu quê hương đến cuồng say"
Vì mấy thứ cá cua này, mấy món ăn quê này, mà rất nhiều người Việt ra đi tới xứ sở giàu có xa hoa nào rồi cũng thấy đau khổ nhớ nhung không chịu nổi.
Sao ở trường không dạy cho trẻ con điều đó, để tụi nó biết yêu quê hương là cái gì, là phải làm gì. Cứ lớp 7, lớp 8 cho tới lớp 11, 12 cũng học đi học lại mấy bài văn chiến đấu, cứ nghĩ phải cầm súng bắn ai đó mới là yêu quê hương.
Tinh thần chiến đấu hăng quá, chúng nó lớn lên rà điện cho hết cá tôm quê hương rồi chen nhau đi Hàn Quốc, đi Đài Loan làm lại cuộc đời mới !
Em muốn ra ứng cử chức Thứ Trưởng giáo dục, yêu cầu mấy thầy cô viết sách giáo khoa soạn những bài như thế này đưa vào chương trình giảng dạy môn văn.
hì.
Doc bai cua anh ma nho o duoi qua,it bua phai ze duoi tham mot chuyen,doc ma bui ngui lam anh a,nhat la cung da lon tuoi roi.ma tui o LONG XUYEN AN GIANG lan.bai nay voi bai VINH BIET LANG GOM CO doc thay xot xa va buon qua,ma cung khong the lam gi duoc,nhung may ra la co nguoi viet duoc nhu anh de cho moi nguoi chia xe.
Huong, Quỳnh Vi:
Làng tôi rải rác dọc bờ sông
Ngọt sữa phù sa, mát gió đồng
Mái ngói chen màuu bên mái rạ
Tưng bừng vui đóm ánh hừng đông
Đó là bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa lớp Ba của anh. Nhưng sách giáo khoa lớp Ba của con anh nó học về Kim Đồng và Lê Văn Tám. Biết nói thế nào được. QV muốn làm Thứ Trưởng thì hãi đi tìm là diêu bông . . .
mới đọc bài này trong "thế giới người điên". Cho phép em gọi nhà báo là anh nhé. Bút ký của anh, buồn quá và thật quá nên...thấy buồn thêm.
Trời ui! đọc bác VÐD tả cá rô kho tộ, cá lóc nướng trui...thèm ăn quá! Mà đọc bài nào của bác cũng cười ra nước mắt được. Xứ mình "bảo tồn truyền thống dân tộc" hay thiệt há! "Của thật" thì tàn phá nó triệt để hổng còn đất sống, rồi đem tái dựng "của giả" ở một nơi khác hoàn toàn xa lạ, để sơn phết nó với nhiều kinh phí khổng lồ cho giống "của thật"...rồi tự khen.."ta biết quí và bảo tồn văn hóa dân tộc"...Xứ sở mình đá, núi, suối sông đủ đầy mà tui về SG thấy người ta "dàn dựng" khu vui chơi Suối Tiên toàn đá núi giả sơn màu mè (giống trong phim kiếm hiệp Tàu)..tui buồn quá bác Danh ui!
Chèng đéc ơi ! xứ U minh của anh còn bị cạn kiệt vậy nữa là các xứ khác.Buồn thiệt...
Chả trách xứ "gạo trắng nước trong" của em, mỗi lần về quê nhớ lại thời thơ ấu mà bùi ngùi. Cá rô, cá lóc, lươn, rắn....bây giờ tìm đỏ con mắt. Phải nói người dân đã khai thác bằng đủ loại kiểu đánh bắt từ đặt dớn, rà điện, thuốc diệt cá,....miễn sao bắt được hết các loại thủy sản. Chẳng biết nên trách người dân nghèo khó đã khai thác cạn kiệt để mưu sinh hay trách mấy ông nhà nước ko bảo vệ nghiêm ngặt nguồi thủy sản nữa ?
Mà em chỉ viết như vậy thôi. Em cúp blog nghen anh Danh ơi!
mịa,có mấy con cá rô mà bày đặt khóc um xùm.bây giờ miền tây có cần gái đẹp miền tây thứ thiệt phục vụ hội nghị nông dân miệt dười đó kg?lên sg tui lo cho một mớ mang dzìa.
Dù sao đi nữa thì cá rô Đồng Nai và đước ở Cần Giờ cũng là sản vật Nam bộ. Chứ nếu người ta nhập cá rô Thái Lan hay đước Campuchia thì chắc anh Nguyễn Bé không nói nổi thêm cái câu cuối cùng "Chỉ nói cho mầy nghe vậy thôi, cúp máy nghen!".
Xót.
Thực trạng "cá rô lội ngược" ở đâu cũng có đó anh. Thậm chí nó còn lội ngược trong cả đời sống văn hóa nữa.
"...Con cá rô ơi chớ có buồn..."
Cà Mau bây giờ còn gì hay không anh? Hết đước, hết rô, hết cả tình ( Em liên hệ tới entry - Đất của Mẹ"
Kết quả văn hóa của một thái độ kinh tế và kết quả kinh tế của một thái độ chính trị...
Nhung dieu em viet luon lam chanh long nguoi doc.
Nhung tap but ky cua em, chi van thuong gio ra doc de chiem nghiem lai cuoc song va tu hoi minh da lam duoc gi?
Cuoc doi biet bao nghich ly!
Đất phương Nam... buồn !
Anh ơi, còn nhiều cái "vụ" nữa.
Ví như nước ta nhập muối vì dự báo thiếu muối, nhập trái cây vì dân ta "dư tiền". Muối, trái cây thì hổng biết lội anh ơi.
Nhu cầu không biết sao, hàng ngoại giá luôn cao hơn hàng trong nước. Mong sao hàng nước ta giá cao hơn, bán được giá mà người tiêu dùng chấp nhận, bán đắt như tôm tươi. hì hì
P.S: Em vẫn chưa quick comment được.
Mà em chỉ viết như vậy thôi à. Em cúp blog nghen anh Danh ơi!
Bài cũ anh post lại, đã đọc rồi nhưng giờ đọc lại vẫn thấy hay, không chán
Nếu Cụ Nguyên Khải kip đọc nhung bai ngay, thi bai viet cuoi cung cua NK se chu dao hon. Chui vô day thi tam nông phai nở nồi ra thanh2tha6p5 nông... cư xem cá rô, xem nhớ đồng,xem làng Gốm... thi nhức nhối lăm thay, chia sẻ.
Đọc entry này xong, tôi cũng muốn khóc.
Cá rô..ơi!
me`n o*i que^ ngoa.i mi`nh tuo^'t mi. Long Xuyen ma` sao ddo.c ba`i na`o cu~ng kho'c za^`y ne`
Đăng nhận xét