“ Không phải bây giờ khi nó phản rồi tôi mới nói ra để biện minh cho sự sai lầm của mình. Hồi mới lượm nó về, trước cửa nhà tôi - gần chợ Ông Tạ - sáng nào cũng có lão Ba Tàu mù đi bói dạo, vợ tôi mời ổng vô, nói mới lượm con bé ngoài đống rác, nhờ ông bói coi tương lai nó thế nào. Ông lão đưa tay sờ mặt, sờ vai, nắm tay nắm chân con bé rồi hốt hoảng đứng dậy, vừa đi vừa nói: Bỏ đi, nó là linh cẩu, nó sẽ hại bà. Vợ tôi không tin, bảo ông già mù lòa biết gì mà tướng với số”.
Giọng ông Ba Điển có lúc nghẹn ngào, cay đắng khi nói về đứa con nuôi. Lúc lại trầm ngâm, rưng rưng nước mắt khi nói về đứa con không nuôi ngày nào mà hiếu thảo như con ruột. Ông ngồi trên xe lăn, tay chân quặt quà quặt quại, miệng mấp máy mỗi lần muốn nói. Ông nói đó là hậu quả của cơn tai biến cách nay hơn một năm, sau khi vợ ông qua đời. Lần ấy, nếu không có chị Cương bán vé số tình cờ đi qua cứu ông thì chắc ông đã không còn. Gần một năm nằm trong nhà dưỡng lão, ông chiêm nghiệm về cuộc đời, về tình người, có những ẩn số không thể nào lý giải.
“Vợ chồng tôi không có con nên coi nó như con ruột. Học hết phổ thông, nó đi làm việc rồi lấy chồng, sinh con. Ba đứa con của nó lần lượt ra đời trong sự cưu mang, chăm sóc của vợ chồng tôi, chúng tôi vẫn xem chúng như cháu ngoại, đưa đón chúng nó đi học để cho cha mẹ chúng đi làm. Nói ra thì vừa hổ thẹn, vừa đau lòng, nuôi nó hơn bốn mươi năm, vợ chồng tôi chưa bao giờ nhận lại sự hiếu thảo ở nó dù là một cử chỉ, một lời nói. Buồn lắm nhưng không nói ra, cứ âm thầm chịu đựng, làm hết trách nhiệm của người mẹ, người cha. Năm 1995, sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định bán căn nhà ở Tân Bình để về sống trên phần đất hương hỏa ở chợ Bưng Cầu, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bán nhà được ba chục cây vàng, tôi để lại cho nó tám cây. Hai năm sau tôi ra Sài Gòn tìm nó thì mới hay nó thôi việc, kiếm sống bằng cách vay nợ đầu nầy rồi cho vay nặng lãi đầu kia, rồi bị giựt, rồi bể nợ. Lúc tôi gặp thì nó đang trốn nợ trong nhà vệ sinh gần khu nhà trọ. Thấy nó khổ, vợ chồng tôi kêu nó về, cắt cho nó gần tám chục mét vuông đất cạnh nhà, mấy anh trên Sở Lao động cũng lách qua lách lại xây cho nó căn nhà tình nghĩa thông qua chế độ của tôi. Mấy ảnh nói dù sao thì tuổi già của vợ chồng tôi có con cháu sống cạnh cũng tốt hơn. Thế nhưng, chẳng những không tốt hơn chút nào mà còn thêm tủi. Nó mượn tôi bốn mươi triệu đồng, nói là mua xe máy cho con nó, để vợ chồng tôi có mệnh hệ nào thì cũng có xe đưa đi bệnh viện. Khi vợ tôi lâm bệnh, nó đi đâu biền biệt, không một lời thăm hỏi. Vợ tôi qua đời chưa được bao lâu thì nó bán nhà, đi mất, cũng không hề cho tôi hay một tiếng. Tôi sống thui thủi một mình. Một hôm, tôi bị tai biến, nằm bất tỉnh, ỉa đái trong quần. Khi tỉnh dậy thì thấy có người phụ nữ lạ chăm sóc cho mình. Hỏi ra mới biết, đó là cháu Kim Cương bán vé số. Vợ chồng Cương từ An Giang chạy đói lên Bình Dương. Chồng làm phụ hồ, vợ bán vé số nuôi hai đứa con, đứa trai 15 tuổi, đứa gái 13 tuổi. Cương tự nhận làm con nuôi tôi, hai đứa nhỏ gọi tôi bằng ông ngoại. Hàng ngày mẹ con nó thay nhau đến lo cơm nước, tắm giặt, dọn dẹp nhà cửa cho tôi suốt cả năm trời mà không đòi hỏi một điều kiện gì. Khi tôi vào trung tâm dưỡng lão, ngôi nhà tôi đã bán trước đó mấy năm, người ta cho tôi ở lại. Lúc giao nhà, tôi tặng cho cháu Cương một số vật dụng thừa như tủ, bàn, ghế . . . thì đứa con trời ơi kia tìm đến mắng chửi Cương, đòi đốt nhà, đòi mấy món đồ ấy lại . . .”
Ông Ba Điển rưng rưng nước mắt, hai tay nặng nhọc lăn bánh xe trở về phòng, ông Hai Tâm nhìn theo, giọng ngậm ngùi, chua chát:
“Con nuôi mà nó phản thì cũng đau, nhưng đâu có đau bằng con ruột như tôi. Năm 1983, sau khi vợ tôi qua đời, tôi từ Thanh Hóa dẫn ba đứa con vào Dầu Tiếng xin làm công nhân cạo mủ cao su. Thằng Tân 20 tuổi, thằng Hùng 16 tuổi, con Nga 3 tuổi. Hai mươi lăm năm, tính ra đã một phần tư thế kỷ. Một đời gà trống nuôi con của tôi cuối cùng là gì, nếu không có cái trung tâm uôi dưỡng người già nầy thì chắc đã chết bờ chết bụi. Năm 2000, sau khi con Nga lấy chồng, thằng Tân thằng Hùng cũng đã ở riêng, còn lại một mình tôi với hai mẫu đất rẫy heo hút trên Dầu Tiếng. Thằng Hùng nói bố sống chi một mình, bán rẫy đi về ở với vợ chồng con. Tôi nghe lời nó, bán miếng rẫy đem tiền về cho nó cất nhà. Ở không được bao lâu, con vợ nó bắt đầu mắng cho chửi mèo. Rồi thằng Hùng đi ăn trộm mủ cao su bị bắt, vợ nó nói tại bố đi mét người ta, nuôi ong trong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Bây giờ giữa tôi với lão già ấy, ông chọn ai ? Thằng Hùng ậm ờ bảo tao chọn cả hai. Vợ nó ẳm con về nhà cha mẹ ruột. Buồn quá, tôi khóc, qua tâm sự với thằng Tân. Thằng Tân bảo bố sang ở với con. Nhưng được mấy hôm, nó nhậu say về quát, ông bán rẫy đưa tiền cho thằng Hùng thì nó phải nuôi ông, tôi không có trách nhiệm. Nói rồi nó quăng quần áo tôi ra sân. Tôi đến trụ sở dân phòng giăng võng ngủ được ba hôm thì bị đuổi. Nhảy lên xe buýt, tôi lang thang ra cầu sài Gòn sống với mấy đứa trẻ bụi đời. Rồi một đêm nọ, tôi gom đá bọc vào cái võng, cột chặt dây võng vô chân trái, ngồi uống rượu một mình. Uống hết nửa lít rượu, tôi co chân phải, định đạp cái bọc đá xuống sông Sài Gòn. Nhưng lại nghĩ, mình làm vậy có tổn đức cho con cháu không. Tôi trở về Bình Dương, đi lên rẫy làm mướn ba năm, đến lúc không còn ai bỏ tiền ra để thuê một lão già không còn sức lực nữa thì tìm đường xin vào đây.”
Hỏi về đứa con gái, ông nói: “Nó không đến nỗi tệ, nhưng lệ thuộc thằng chồng. Hồi trước, thỉnh thoảng nó có vào thăm nhưng khai với trung tâm rằng tôi là bố nuôi. Nó cũng dặn tôi nói thế. Nhưng từ khi bị phát hiện ra nó là con ruột, nó không vào nữa”.
Ông lão lại rưng rưng và lầm lủi trở về phòng.
(Bài đăng trên SGTT số 113-ngày 29-9-08)
26 nhận xét:
không biết nên nói gì.
Kinh Phật gọi đó là nghiệp chướng, hãy cứ thanh thản mà trả
Bị ai phản bội cũng đau lòng, nhưng bị người thân phản bội là đau lòng nhất.
Anh à ! Tôi comment vào entry này khá dài về câu chuyện NGHĨA KHUYỂN, nhưng khi pót lên lại chẳng thấy đâu cả. Tôi muốn sẽ có một entry trên blog của tôi về chuyện này vậy . Chuyệnnhân tình thế thái thấy buồn nhiều quá. Cảm ơn Anh đang thức tỉnh lòng trắc ẩn của CON NGƯỜI.
Tôi comment cho ĐD khi đọc blast thôi! Nay đọc xong entry rồi! Chuyện như vậy nhan nhãn trên cõi đời này bạn ơi! Ông bà mình đã chiêm nghiệm và đúc kết: "Cứu vật, vật trả ơn. Giúp nhơn , nhơn báo oán"... Tôi nghĩ: Thói vô ơn, vô đạo, bạc tình, bạc nghĩa là cũng một phần con (quỉ) trong mỗi con người vốn có. Ta sẽ "Người" hơn khi ta biết kiềm chế, biết nhớ ơn, hàm ơn và có thể, có dịp thì trả ơn... Nhưng, thói thường, đôi khi chính ta cũng là kẻ vô ơn - một lúc nào đó, một việc nào đó, với một người nào đó... đơn giản, vì ta là con người... Tôi vẫn thường hay đọc các entry của Đắc Danh. Tôi có quen bạn đó, bạn biết tôi là ai không?
Tôi có những câu chuyện vô ơn, bội nghĩa, đạo đức giả và...chó (xin lỗi loài chó) hơn câu chuyện của anh nhưng tôi không là nhà văn nên không viết được! Những "con chó" đó ngày ngày vẫn đang sủa những bài học đạo đức cho thuộc cấp, vẫn đang được xã hội trọng vọng... Nó cũng không xa lạ gì với thế giới những người nổi tiếng... Thế đấy ĐD ơi! Nếu được nghe, được biết, anh có dám viết không?
anh Danh kính mến.....em đã đọc anh và đã suy nghĩ nhiều và em nghĩ mình còn tồn tại... chợt nhớ 1 câu danh ngôn "I doubt ,therfore I think ,therefore i am " hình như câu này của Rene DesCartes, nhà toán học người Pháp)(1596-1650).
đầu tuần chúc anh vui và nhiều sức khoẻ.....Kính
Thật đáng căm giận cho những kẻ làm con mà hắt hủi cha mẹ mình, dù với lý do nào. Cũng thật đáng căm giận cho những kẻ bôi nhọ đất nước mình, dân tộc mình, dù với lý do nào. Chó không bao giờ phản chủ, người phản chủ, phản dân tộc thì không bằng chó nữa.
Chúng ta chỉ còn biết cách hết sức cố gắng giúp đỡ những con người này, và cầu cho xã hội đừng có những đứa con như vậy nữa thôi. Nhưng ...đời mà...
Thực ra những chuyện này không còn là cá biệt nữa anh ạ!Cũng đã 1 vài lần em đi thăm những trại dưỡng lão thế này. Có nhiều câu chuyện đau lòng lắm! Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện mang nội dung ngược lại. Cha mẹ đôi khi vì chuyện này chuyện kia cũng đang tâm dứt bỏ con cái chạy theo mục tiêu khác. Trong một Entry của em cũng viết 1 câu chuyện dạng này hay như anh chàng chồng của chị Thiện trong bút ký của anh đấy!
ở góc độ cá nhân, có bản tính trời sinh (tướng số)
Ở góc độ lịch sử, thì thời nào cũng có những kẻ, những chuyện như vậy
Góc độ tôn giáo, luân hồi của Phật, thì là nghiệp, người trả nghiệp, người tạo nghiệp
Với những góc nhìn này, người bị phản bội cứ nên bình thản đón nhận vì đó là chuyện đương nhiên của cuộc sống, và suy nghĩ như vậy cũng giúp người ta dễ thanh thản mà sống với những gì tốt đẹp còn lại của cuộc sống hơn là đau đớn vì những kẻ vô ơn và phản bội kia.
Nhưng ở góc độ xã hội, không thể phủ nhận là thời này những chuyện chó má nhiều hơn và đầy rẫy hơn là mức độ bình thường do những yếu tố trên kia. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có sự xuống cấp đạo đức và những giá trị nhân bản trong giáo dục bị coi nhẹ. Nhiều người vô cảm hơn, như ví dụ em bé bị hành hạ dã man trước mắt bao người hàng chục năm mà không ai lên tiếng. Những điều đó cũng khuyến khích cái ác và xấu lộng hành hơn.
Vì vậy, lên tiếng nói chống lại sự xuống cấp đạo đức đó là điều rất cần thiết.
"cha mẹ thương con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày"..vậy mà đám con này còn tệ hơn thế nữa, đau!
Cau chuyen chi duoc ghi am lai cung da chua xot lam roi. Chua can viet thanh van.
Entry nhu mot su se chia voi nhung so phan buon va cung la loi nhac nho nhung dua con.Tham.
Ôi ! Tình đời - Tình người -
Rồi anh cũng thấy ,đời những đứa con bán cha từ mẹ đó có ra gì không anh ? Em tin có qủy thần hai vai chứng giám anh à !
Đau xót quá, người ta với nhau thì đã nên tử tế rồi, huống chi là người thân !
Gieo gió rồi sẽ gặt bão thôi.
sao chuyện người trong gia đình tàn tệ với nhau vì tiền bạc giờ nhiều quá chừng. Nghe hòai vậy mà mỗi lần nghe là mỗi lần thấy nản thấy rầu. Làm sao để giảm bớt những chuyện như vầy? Khó quá!
Buồn quá, nhưng chợt nhớ còn những người như anh ĐTQ ray rứt vì "Thú thật ngày xưa.../tôi gắt mẹ một lần". Cảm thấy ấm lòng lên nhiều, mong rằng ngày càng nhiều người con như anh ĐTQ, và trời đánh hết mấy đứa con như anh vừa kể.
Anh Danh ơi, sao ngày nay nhiều chuyện đau lòng thế. Nhìn đâu cũng thấy chuyện buồn.
Chuyện LÊ VŨ CẦU với quán "Vợ thằng Dậu" có lóe lên một chút vui thì lại làm tôi tự hỏi những kẻ bỏ ra hơn 25 tỷ đồng mua xe ôtô chơi, những người giầu nhất VN (tài sản trên trăm tỷ VNĐ) đã làm gì để xóa đói giảm nghèo cho người Việt mình, họ làm gì mà giầu thế nhỉ?
TTD là con người lý trí, VDD là con người đa cảm, tôi cũng …đa cảm. Nên comnt của TTD trước những “cảnh đời” hay làm VDD bực mình và tôi nhiều khi cũng …tức. Tuy nhiên, đấy chỉ là cảm tính, nhất thời. Thực tâm, tôi trân trọng cả hai bạn.
Đã có lúc đói nghèo, xác sơ, rồi cũng có lúc có “miếng ăn miếng cất để dành” hai khỏang thời gian đó đã cho tôi những trải nghiệm cuộc sống. Được cũng nhiều và cũng đánh mất đi nhiều điều. Phần “lý trí” và phần “đa cảm” trong tôi gần như cân bằng (không biết dùng từ có đúng không?). Tôi không biết thế là được hay mất? Trước những cảnh đời ngang trái, ban đầu “cảm xúc” dữ dội lắm, sau đó lý trí lại làm cho tôi “tĩnh tâm” lại.
Nếu chỉ với nhưng lọat bài như “Long đong đời cô nông”, “thảm họa Bình Khánh tây”, “Xin lỗi chị”…có lẽ VDD sẽ còn chìm đắm trong “sự đồng cảm, chia sẻ của một người nông dân cầm bút”. Tham khảo: http://blog.360.yahoo.com/blog-LV9kzU4zerKvg6naRnXZqmE-?cq=1&p=3950#comments.
Tuy nhiên, đến bài “hai ông già- hai câu chuyện”, tôi nghĩ VDD đã có “dấu hiệu” trở thành nhà xã hội học. Để chia sẻ với bạn VDD tôi mạo muội đưa ý kiến của mình. Tuy nhiên chỉ nặng về khía cạnh giáo dục. Còn về nền tảng văn hóa- xã hôi thì không dám!
Đứa trẻ nào cũng vậy, khi dc sinh trưởng trong một môi trường bình thường là có mẹ có cha. Đứa trẻ được hưởng tình cảm bao dung vô bờ của người mẹ và mang tư tưởng của người cha. Tuổi nào việc nấy, được ăn được học, thì chắc những cảnh đời như hai ông già kia sẽ bớt thê thảm đi nhiều.
Đứa trẻ bị vất ngòai đống rác không còn là đứa trẻ bình thường nữa. Bản năng sinh tồn thống trị trong con người nó. Bản năng ấy mách bảo nó là phải giành lấy mọi thứ bằng bất cứ giá nào. Ông bà nuôi nó cũng chẳng khá giả gì, nguy cơ sinh tồn luôn uy hiếp nó. Ông bà nuôi nó nhưng cũng chỉ giành cho nó tình yêu thương vô bờ, hòng khỏa lấp những năm tháng bơ vơ của nó, mà chắc không dãy dỗ nó đạo làm người, thế nào là chính, tà. Nếu có, chắc cũng không kiểm nghiệm được quá trình giáo dục của mình nên để nó mắc hết chuỗi sai lầm này đến sai lầm khác.
Ông già nuôi ba đứa con trong cảnh “gà trống nuôi con” cũng vậy. Vì quá thương con nên luôn chiều theo ý của con. Ông thể biết rằng chúng không thể quản lý được nhưng gia tài mà ông bàn giao cho nó. Ông phó thác cuộc sống của ông cho những đứa con mà chính cuộc sống của chúng còn không kham nổi, phải trộm cắp rồi rượi chè.
Còn đây là chuyện của bác tôi. Ông bà là bác vợ tôi đi kháng chiến nhiều năm không nuôi dc con nên phải nhờ nuôi giùm. Giải phóng rồi mới gặp lại con mừng không kể siết. Thương con nên gì cũng chiều con. Không biết kinh doanh nhưng cho con mang căn nhà duy nhất đi thế chấp vay tiền kinh doanh. Ba năm sau mất nhà, ông bà cùng lúc bị “tăng xông” đi viện. Nằm viện mà không biết khỏi bệnh sẽ về đâu?
Bạn tôi cũng xuất thân từ nông dân như tôi. Lúc rảnh thường nghe tâm sự về nhưng quãng đời cơ cực trước kia. Kể cũng đáng viết thành chuyện lắm. Giờ khá rồi nên nghĩ rằng không thể để cho con cái mình khổ nữa. Kết quả là con đi học bốn nước tư bản, năm nào cũng sài cả trăm ngàn USD. Vậy mà vẫn chưa tốt nghiệp phổ thông!
Con tôi ngoan học hành chăm chỉ, lực học vào lọai tốt. Có điều học lớp 12 rồi mà không có sở thích, không có hòai bão gì!!!.
Báo chí đăng có cô bé bánh bánh bèo đậu thủ khoa, có gia đình làm thợ hồ nuôi năm con vào đại học, cao đẳng. Tôi gặp ông là lính chế dộ cũ, trước đạp xich lô, nay chạy xe ôm nuôi 3 con học đại học.
Phường, nơi bố vợ tôi làm chủ tịch hội khuyến học, năm 2006 có 78 cháu học giỏi được hội khuyến học phường khen thưởng bằng tiền. Chỉ có 01 cháu gia đình “có hòan cảnh kinh tế ổn định” còn lại là “khá gỉa”. Hầu hết các gia đình đều xin không nhận phần tiền để nhường cho các cháu có “hòan cảnh gia đình khó khăn hơn”.
Còn vô vàn nhưng thông tin liên quan, khiến tôi không thể “cảm tính” mà có quan điểm riêng cho mình.
Xã hội đang phát triển rất nhanh, có quá nhiều điều phải nhận thức và nhận thức lại.
Tối qua ngồi xem chương trình của HTV về chương trình dành cho người nghèo nhưng quên mất tên"dạo này nhanh quên quá". Nói về một cặp vợ chồng già ở Tiền Giang, có một cậu con trai bằng tuổi mình nhưng lại bị thiểu năng. Nhà không có tiền cô phóng viên hỏi " Sao bà không gửi ông vào viện dưỡng lão?" Bà cụ trả lời" Hồi ổng còn khoẻ nuôi mình, bây giờ mình nuôi lại ổng" Một câu nói của một người nông dân không được hay, và mang tính"bù trừ" nhưng lại chứa chan tình cảm. Cuộc sống còn nhiều bất trắc và nhiều bất hạnh khi con người vì miếng đất cái nhà mà không xem cha mẹ ra cái gì, có khi là án mạng. Hởi cuộc đời dù đói rách ta hãy vì lòng thương con người mà nêu tin thần đạo đức, tiếng hiếu nghĩa đi đầu.
Những câu chuyện đời nghe kỳ quá . Tạo sao VN bây giờ lại có thể như thế đươợ ? Theo anh thì vì nguyên nhân giìmà con người lại ra như thế ?
moi nghe doan dau la thay ko tin duoc roi . da keu thay boi mu vo nha coi boi , ma thay noi khong tot, thi che la nguoi ta mu loa ma biet gi . Con tac gia , chi di nghe 1 ben ke chuyen thoi . Neu ma lam dung ly, tac gia nen di kiem luon nhung co gai, con nuoi , hoac nhung nguoi con kia ma phong van luon cho no co thong tin " hai chieu " chu . Chuyen lam on mac oan, ma biet lam on nhu the nao de khoi bi mac oan moi la chuyen dang noi . tac gia lam on di kiem co gai con nuoi kia, ma nghe cho suong cau chuyen , roi han post len . Chi nghe 1 phia, de nguoi doc chuoi nguoi ta, la ko thuan tinh .
chuyện đời cay đắng quá. không biết 2 cụ giờ ở đâu? anh có thể cho biết được không. thanks.
hi anh Danh,
Em la Lộc ở Canada đây. Em vừa đọc bài này trên báo tuổi trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=280938&ChannelID=89
Em muốn giúp 2 cụ Bổ và Lã, nhưng không biết liên lạc với ai. Anh giúp em việc này được không?
Cảm ơn trước.
TB: email của em là locle2000@yahoo.ca
Ông lão đưa tay sờ mặt, sờ vai, nắm tay nắm chân con bé rồi hốt hoảng đứng dậy, vừa đi vừa nói: Bỏ đi, nó là LINH CẨU, nó sẽ hại bà.
ÔNG THẦY BÓI TÀU BÓI ĐÚNG QUÁ TRỜI. Làm sao ông già sờ nó mà biết nó mang kiếp chó? Sợ quá. híc...
Đăng nhận xét