-Sao rồi cậu ?
Không biết đây là lần thứ mấy chị Hấn hỏi tôi như vậy. Câu hỏi cứ xoáy vào lòng tôi một nỗi đau bất lực. Đã hơn một năm qua, cách vài tuần lễ, sau giờ làm việc tôi từ cơ quan chạy xe về thì gặp chị ngồi trên ghế đá trước cửa nhà tôi, dáng rụt rè, chiếc nón lá úp lên đầu gối, ánh mắt như cầu khẩn đến mỏi mòn :
-Sao rồi cậu ?
Tôi lại ngồi cạnh chị, mùi phân heo bốc lên từ những ngón tay, những ngón chân thúi móng, từ bộ bà ba nhàu nát, từ cả trong gương mặt trái xoan đầy nhân hậu còn toát lên vẻ đẹp của một thời con gái – dù tuổi chị đã quá năm mươi.
-Em muốn vô nhà chị nhậu chơi với anh Hai – tôi nói.
-Đi bây giờ ?
-Ừ, ghé chợ mua lươn với trái giác vô nấu canh chua.
Chị tỏ ra mừng lắm, cái mừng của người nghèo được đón khách đến nhà.
Từ trung tâm thành phố Cà Mau đi theo quốc lộ 1A về hướng Năm Căn chừng bảy cây số là đến nhà chị. Thật ra gọi là nhà chị thì hoàn toàn không phải, đó là cái chuồng heo khoảng hai mươi mét vuông. Hai vợ cồng chị ở chung với mười sáu con heo, cũng không phải là gia tài của chị. Vợ anh trưởng phòng công chứng có đất vườn, bỏ tiền ra cất nhà và mua heo giống, chị Hấn nấu rượu lấy hèm nuôi heo.
Thấy tôi lấy xô múc nước dội chuồng, chị nói:
-Tại cậu không quen, chớ anh chị ở chung với chúng nó quen rồi, dội suốt ngày sao chịu nổi.
Tôi với anh Chủ – chồng chị – ngồi nhậu trên chiếc giừơng bên cạnh đàn heo, bốn bề ruồi nhặng vây quanh, chúng đậu lên cả thức ăn. Chị Hấn ngồi quạt ruồi, anh Chủ ngà ngà say nhìn chị nói :
-Chị Hai mầy ngày xưa đẹp lắm, hồi tao cưới bả mới mười bảy tuổi, tóc dài, đáy thắt, lưng ong. Nhiều thằng mê bả đâm ra thất tình, tụi nó nhậu say rồi đi ngang chửi tao . . .
Chị Hấn nói sang chuyện khác :
-Hồi đó chị giàu có nhất ở xóm Rau Dừa . . . vậy mà . . .
Chị cúi xuống gỡ móng tay, dường như chị muốn khóc.
*
Đã nhiều lần tôi đọc đi đọc lại chồng hồ sơ hàng chục trang về cuộc đời và ngôi nhà của chị, rồi lặn lội đi tìm các nhân chứng, hầu hết những người xác nhận cho chị là những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, có người đã qua đời, có người đã nghỉ hưu, có người còn đương chức. Họ kể rằng, chị Đoàn Thị Hấn là con của một gia đình có truyền thống cách mạng, cha chị là liệt sĩ, mẹ chị là biệt động thành bị giặc bắt giam ở Rạch Giá. Vợ chồng chị Hấn là cơ sở hoạt động bí mật của Ban An ninh tỉnh Cà Mau từ năm 1972. Hồi ấy, chị là một người giàu có nổi tiếng ở Rau Dừa, cơ ngơi của chị gồm một vựa cá đồng, một lò đường và một nhà máy chà gạo.
Với công việc kinh doanh cá đồng trên tuyến đường Rau Dừa – Cà Mau thời ấy, chị làm mạch máu giao thông giữa Ban chỉ huy An ninh và các cơ sở cách mạng trong lòng thị xã : nắm tình hình hoạt động của đối phương để báo cáo về Ban an ninh; mua hàng hoá phục vụ cho chiến đấu; tạo cơ sở hợp pháp để mở rộng chiến thuật nở hoa trong lòng địch; đưa trinh sát vào bám trụ trong địa bàn thị xã . . .
Trong văn bản số 04 của Ban Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau ký ngày 9 tháng 8 năm 1999 có đoạn viết : Năm 1974, do yêu cầu tăng cường phát triển cơ sở nội thị, lãnh đạo Ban An ninh tỉnh quyết định đưa chị Hấn vào bám trụ tại thị xã Cà Mau. Quyết định nầy được vợ chồng anh Chủ và chị Hấn chấp hành nhưng thực tế Ban An ninh không có tiền mua nhà để tạo cơ sở cho vợ chồng chị Hấn hoạt động hợp pháp. Vì sự nghiệp Cách mạng, vợ chồng chị Hấn đã bán toàn bộ đất đai, tài sản của mình tại ấp Ba Vinh, xã Hưng Mỹ để ra Cà Mau mua nhà, vừa có chỗ dựa để hoạt động, vừa có nơi buôn bán tạo điều kiện nuôi sống gia đình. Quyết định trên của vợ chồng anh Chủ đã được Ban lãnh đạo An ninh tỉnh khen ngợi và ghi nhận sự cống hiến ấy. Tài sản anh Chủ và chị Hấn bán bao gồm :đất đai, nhà ở, một phần hùn nhà máy xay lúa trị giá 1,2 triệu đồng; một phần hùn nhà máy đường trị giá 1,6 triệu đồng; một vựa cá lớn tại Rau Dừa trị giá trên 1 triệu đồng.
Tháng 1 năm 1974, vợ chồng anh Chủ và chị Hấn mua căn nhà số 84 đường Quang Trung, thị xã Cà Mau của ông Quách Hữu Danh với giá tám triệu đồng. Kể từ đó căn nhà nầy vừa là vựa cá của chị Hấn, vừa là nơi hoạt động bí mật của Ban An ninh tỉnh Cà Mau.
Trong văn bản số 25 ngày 27 tháng 4 năm 1995 của Ban Nội chính tỉnh ủy Minh Hải có đoạn viết : Quá trình hoạt động của chị Hấn, bọn An ninh quân đội theo dõi và hai lần bắt chị tra tấn nhiều cực hình, cả việc giam chuồng cọp mười ngày đêm nhưng chị vẫn giữ được cơ sở. Qua hai lần bị bắt giam, chị Hấn và tổ chức phải lót tay cho thiếu tá Trình phụ trách An ninh quân đội số tiền hai trăm ba chục ngàn đồng ( trị giá tương 9 chiếc honda ) – cũng chính bằng đồng tiền của chị Hấn – để được thả ra và lại tiếp tục hoạt động.
Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính chị Hấn là người dẫn đường đưa lực lượng Ban An ninh tỉnh vào thị xã Cà Mau đồng thời giúp ta truy quét số tàn quân địch còn lẩn trốn trong những ngày đầu giải phóng. Thế nhưng sau đó ta tiến hành “cải tạo công thương nghiệp” thì nhà của chị cũng bị xếp vào đối tượng bị kiểm kê, niêm phong và tịch thu toàn bộ tài sản hiện có trong nhà và khẩu súng K54 của chị được trang bị để hoạt động.
Theo bảng kê của Công an tỉnh Cà Mau thì ngoài căn nhà ra, tài sản của chị Hấn bị tịch thu gồm có : mười hai cây vàng 24k; bốn triệu đồng tiền mặt; mười sáu cây vải; hai tấn rưỡi mắm lóc; bảy mươi thùng cá đang sử dụng; ba trăm tấm tol dùng để làm thùng cá; một chiếc xe honda và toàn bộ đồ trang trí nội thất và gia dụng.
Ông Lê Văn Biểu, tức Sáu Đe, nguyên Phó Ty Công an tỉnh Cà Mau, người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo chị Hấn trong thời kỳ hoạt động bí mật đã kể lại với tôi rằng, mấy ngày đầu giải phóng, vựa cá chị Hấn còn hơn một tấn cá lóc nhưng chị không bán mà để nuôi một Đại đội An ninh vũ trang ở trong nhà chị. Những ngày ấy, chị phải thuê người nấu cơm để chị cùng các anh An ninh đi truy quét tàn quân.
Khi sự cố cải tạo Công thương nghiệp xảy ra, chị Hấn đã đến Ty Công an cầu cứu, ông Sáu Đe đích thân đến Ban chỉ đạo X2 – tức Ban cải tạo tư sản – để can thiệp rằng gia đình chị Hấn không phải là tư sản mà là cơ sở của Ban An ninh do ông tổ chức. Ông Nguyễn Vă Để, Trưởng Ban chỉ đạo X2 trả lời rằng : Tình hình lúc nầy đang phức tạp, việc cải tạo tư sản là một chủ trương lớn nên cứ chấp hành, từng trường hợp cụ thể sẽ xem xét sau. Lúc nầy tại nhà chị Hấn, tổ công tác của X2 đang tiến hành kiểm kê tài sản. Không kềm chế được, anh Chủ buộc chị Hấn giao chìa khóa tủ để anh lấy khẩu súng ra ăn thua . . . Một lần nữa, chị Hấn lại chạy đến ông Sáu Đe cầu cứu, lần nầy ông gọi anh Chủ lên để động viên, ông nói về công lao đóng góp cho kháng chiến của vợ chồng anh, rằng cháu đã dám xem thường cả tài sản lẫn tính mạng để để ra đây hoạt động vậy là cháu đã chấp nhận hy sinh, rằng hãy tiếp tục hy sinh cái riêng để vì sự nghiệp lớn lao, rằng đừng bốc đồng vì quyền lợi cá nhân mà làm nhục gia đình, xoá sạch cả một đời làm Cách mạng, rằng . . .
Vậy là vợ chồng chị dẫn đứa con trai tám tuổi về quê với hai bàn tay trắng. Năm ấy chị mới tròn hai mươi tám tuổi !
Về quê ! Tay trắng đã đành ! Không còn đất đai nhà cửa đã đành ! Ăn nhờ ở đậu với em út cũng đành ! Nhưng cái mặc cảm lớn lao là biết giải thích thế nào với chòm xóm, với người thân ? Hai vợ chồng dắt díu nhau đi làm thuê, ở mướn. . .
Thời gian trôi qua, hai tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu nhập lại, bộ máy chính quyền hình thành với nhiều ban bệ xa lạ với người dân. Chị chắt mót được ít tiền tàu xe làm sở phí đi xin lại căn nhà thì không ai biết chị là ai, người ta nói trong danh sách tư sản bị cải tạo không có ai tên Đoàn Thị Hấn. Căn cứ vào hồ sơ thì căn nhà 84 Quang Trung là của ông Quách Hữu Danh, một người của chính quyền cũ đang bị cải tạo.
Khi ông Quách Hữu Danh được trả tự do thì ông Ba Trường Sơn – một cán bộ lãnh đạo của Ban An ninh tỉnh Cà Mau cũ – gợi ý nhờ ông Danh lấy danh nghĩa là người chủ cũ để đứng ra xin lại căn nhà cho chị Hấn, vì hiện tại, chị Hấn không chứng minh được mình là chủ của căn nhà.
Hồ sơ của ông Quách Hữu Danh nhiều lần bị bác bỏ.
Thế là không còn cách nào khác, đến năm 1995, chị Hấn mới đứng ra làm đơn kêu cứu để xin lại ngôi nhà. Chị chứng minh quyền sở hữu của mình bằng cách nhờ những người lãnh đạo cũ, những người đồng đội cũ xác nhận cho mình. Trong đó, có những người từng là chiến sĩ trinh sát, là tình báo đã ở trong căn nhà của chị để vẽ sơ đồ thị xã Cà Mau chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công mùa Xuân năm 1975.
Đọc chồng hồ sơ của chị, tôi không khỏi bàng hoàng khi gặp bút tích của ông Nguyễn Văn Để, ông xác nhận rằng lúc làm chỉ huy X2, ông Sáu Đe đã nhiều lần đến gặp ông để giải thích về căn nhà chị Hấn, nhưng lúc ấy ông đã dùng quyền lực để bác bỏ một cách lạnh lùng. Ông Nguyễn Văn Để nay đã qua đời, những dòng chữ ông cứ ám ảnh tôi như những lời sám hối ! Tiếc rằng nó chẳng làm động lòng ai ? !
Sau Tết Nguyên đán vừa qua, cũng một buổi trưa đi làm về, tôi gặp chị Hấn đã ngồi chờ tôi trên ghế đá trước hàng ba. Nhưng tôi lấy làm lạ vì không nghe chị hỏi cái câu sao rồi cậu như bao nhiêu lần trước.
-Tôi đến từ giã cậu – chị ôn tồn nói.
-Chị đi đâu ?
-Tôi về quê.
-Về quê ? Còn đàn heo, nó chưa tới ngày xuất chuồng ?
-Tôi với bà chủ định giá rồi chia đôi, trừ cấn hết mọi thứ tôi còn nợ bà chủ năm triệu, nhưng để đó trả dần.
-Sao chị làm như vậy ?
-Anh Hai bị viêm mũi, đi khám, bác sĩ hỏi gần nhà có ao nước thúi không, tôi đâu dám nói mình ở chung với heo.
-Rồi về quê chị ở đâu ?
-Ở với hai vợ chồng thằng con. Bây giờ tôi tính thế nầy, hai triệu bạc cậu cho mượn hôm trước cộng với năm triệu Công an tỉnh Cà Mau cho, tôi mang về giúp thằng con sửa lại căn nhà một ít, còn một ít làm vốn buôn bán lặt vặt sống qua ngày, cậu thấy sao ?
Tôi chưa biết trả lời sao thì chị nói tiếp :
-Chớ không lẽ ở đây hửi cứt heo để hy vọng nhà nước trả lại tài sản cho mình. Thôi thì đã sống trong tuyệt vọng hơn hai mươi lăm năm qua rồi, phần đời còn lại cũng chẳng bao lâu. Tại cái số của mình nó vậy !
Chị nói bình thản mà tôi nghe gai óc nổi cùng mình.
Không hiểu sao lúc ấy tôi cứ ngồi im lặng. Thậm chí định xin lỗi chị vì tôi đã không giúp được gì cho chị, vậy mà cũng không nói được. Cứ thế, tôi cứ ngồi gục xuống cho đến khi chị đứng dậy vỗ vai tôi :
-Thôi chị về, anh Hai đang đợi ở bến xe. Hôm nào rảnh chị ra thăm cậu. Hay là cậu có đi công tác xuống Rau Dừa, ghé chị chơi ! Chị đi nghen !
Vậy rồi chị đi.
Từ ấy đến nay, thỉnh thoảng trong những buổi trưa đi làm về, tôi thèm được nghe cái câu sao rồi cậu kèm theo ánh mắt cầu khẩn đến mỏi mòn; thèm nghe cái mùi phân heo bốc lên từ những ngón tay, ngón chân thúi móng, từ bộ bà ba nhàu nát, từ cả trong gương mặt trái xoan đầy nhân hậu. Nhưng tất cả đã không còn vì chị không thèm hỏi tôi sao rồi cậu nữa.
Tôi viết những dòng nầy để xin lỗi chị.
Xin đừng ai hiểu rằng tôi muốn tranh cãi với ai ./.
Cà Mau, đêm 23 tháng 3 năm 2001
Vài tháng sau, thỉnh thoảng chị Hấn có gọi điện cho tôi, báo tin chị nuôi tôm thất bại, vướng nợ thêm mười mấy triệu đồng. Khoảng một năm sau, tình cờ xem thời sự trên đài truyền hình Cà Mau, tôi thấy hai vợ chồng chị xuất hiện cùng với các quan chức huyện Cái Nước trước căn nhà nhỏ có treo tấm biểu ngữ thật to: LỄ BÀN GIAO NHÀ TÌNH NGHĨA. Trông anh Chủ già nua, hốc hác, đầu cúi xuống, giọng nói ngập ngừng: "Tôi xin cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, giúp tôi có được ngôi nhà để ổn định cuộc sống".
Nghĩ mà cay đắng, ngôi nhà cũ của anh ở ngay chợ cá, trị giá hàng tỷ đồng, người chủ sở hữu bấy giờ là một quan chức khá to của tỉnh. Còn anh, nhận một căn nhà tình nghĩa hai mươi triệu đồng mà phải lên tivi để cảm ơn . . . !
80 nhận xét:
Xin chia xẽ cùng gia đình chị Hấn và cả gia đình tôi. Cảm ơn đã viết lên những mẫu chuyện có thật nhưng khó tin phải không anh?
"Chị nói bình thản mà tôi nghe gai óc nổi cùng mình"-->cháu cũng nỗi gai óc vì sự bình thản đó..oan khiên,tội lỗi ghê gớm..bắc thang lên hỏi ông giời..
Trước đây đọc những bài kiểu này của anh em rất giận dữ, bây giờ nổi giận không nổi nữa. Đành cười hi hi hi.Chúc anh gặp thêm nhiều gái già vui vẻ nữa.
Chào anh, xin chia sẻ với anh nỗi đau này...
anh còn liên lạc với chỉ nữa không? Cuộc đời sao nhiều lúc quá bất công vậy trời!
Ông làm tui rớt nước mắt.Nhà tui cũng còn may mắn hơn. Tìm chị ấy đi ông, xem chúng ta làm được gì!Ít nhất chúng ta cũng bù đắp nỗi đau của tinh thần chị ấy.Ông tìm đi, hay lúc nào ông muốn đi kêu tui đi cùng với.
Chúng ta có bạn bè đông đúc. Hay là bác Danh khi nào rảnh, tìm lại những nhân vật của mình đi. Xem xem, sau những vật đổi sao dời, những người ngày ấy bây giờ ra sao? Nói như Holanhuong vậy, để khi cần, "Ít nhất chúng ta cũng bù đắp nỗi đau của tinh thần".
Dạ , anh Danh , chị Thu Nhân nói đúng đó , Anh Danh tìm lại đi , và rồi ...lại cảm phiền anh ...
Đọc xong choáng quá! Khiến sự hiểu biết của em còn mông lung thêm vững chắc! Anh cho em xin bài này lưu giữ trên Blog mình nhé.
Có những con người hiến dâng tất cả cho tiền tuyến; cho chiến thắng bằng tất cả nhiệt tình và lòng yêu quê hương. Nhưng rồi cái kết cục họ nhận được thật bi thảm. Đau lòng quá.
Đau lòng hơn nữa là chúng ta vẫn chưa làm được gì để chấm dứt những cái căn nguyên đem lại sự khổ đau đó. Cái xấu, cái ác, cái tầm bậy nó vẫn cứ đang tồn tại, trên Đất nước chúng ta bao nhiêu năm nay.
Mùa đông,Lan Hương,Thu Nhân,Mập M: Từ từ rồi tính mấy bà ơi, bình tĩnh,còn nhiều số phận lắm,từ từ rồi xem tiếp. Cái số của tôi toàn là vây vô gái gìa như thế đó, chẳng có em hoa hậu nào hết.
Nghẹn!
Khi gặp cảnh trái ngang, bà con mình hay bảo tại cái số. Cái câu này vừa tủi cho bản thân, vừa để tự an ủi bản thân.
Ừ, mà biết kêu tại ai bây giờ, nào phải đâu chỉ một vài cá nhân cụ thể để điểm mặt chỉ tên.
Em muốn chia sẻ với chị Hấn! Bất công và cơ cực quá!
Nếu có dịp thì anh tìm hiểu giúp rồi lại thông báo cho mọi người ha. Cảm ơn anh nhiều lắm!
đọc bài, thấy stress quá (mặc dù đã đọc rồi), nhưng tới chỗ comment anh D than thở mà cũng phải phì cười. Hoa hậu nhiều người lo giùm rồi anh ơi!
Cái cảnh cúi đầu cảm ơn nó thảm thương quá.
Em làm cộng đồng nên cũng biết, nhiều số phận... Xưa kia đã từng nghĩ mình sẽ làm thay đổi được gì đó, nhưng càng làm càng thấy mịt mờ.
"tôi thấy hai vợ chồng chị xuất hiện cùng với các quan chức huyện Cái Nước trước căn nhà nhỏ có treo tấm biểu ngữ thật to: LỄ BÀN GIAO NHÀ TÌNH NGHĨA. Trông anh Chủ già nua, hốc hác, đầu cúi xuống, giọng nói ngập ngừng: [b]"Tôi xin cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, giúp tôi có được ngôi nhà để ổn định cuộc sống"[/b].
ĐAU QUÁ!
Tại sao chỉ có những người nhiều chuyện như dân blogger mới có tấm lòng, còn quan chức ta chỉ có 1 cái miệng xúi, và khuyên nhủ bậy, phải chi đổi ngược lại con người bớt đau khổ hơn nhiều. Tự nhiên tôi nghĩ dại, nếu ngày xưa anh Chủ dùng súng thì ngày nay anh đâu phải nói những lời cảm ơn như vậy, có lẽ thói quen im lặng chịu đựng đã làm cho cả dân tộc ta trở nên hèn đi. Tôi cứ bị ám ảnh bởi câu "... sao rồi cậu kèm theo ánh mắt cầu khẩn đến mỏi mòn...", tại sao phải cầu khẩn cái vốn đã của minh. Đau lắm...
Sao kỳ quá ta? Tại sao thời chiến người ta sẵn sàng hy sinh cả tài sản, tính mạng cho cách mạng, mà bây giờ người ta tính toán hơn thiệt? Đi đòi cái này cái nọ chi? Chị Hấn với anh Chủ ngày xưa giỏi giang thế, đã làm giàu còn nuôi bao nhiêu chiến sĩ khi mới 28 tuổi. Suốt từ hòa bình đến giờ lại chẳng biết làm ăn chi là răng hè?
Có NN Tư, VĐ Danh...thiên hạ mới biết cái đuôi của tổ quốc mình nó hổng có " rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu..." như học trong sách!? Và dân mình khổ còn hơn... ( con gì cũng hổng biết nữa).
Cái đất đầy Cỏ Chát ấy lại sinh ra bao nhiêu là dòng chữ ngọt nhỉ? Lạ thế!
C'est la vie ! Đời là thế, vốn thế . Ta cứ chạy vòng vòng, ta chạy vòng quanh mỏi mệt cơm áo thị phị cho đến khi gục xuống và C’est final , thế là hết !
Gửi anh một KHOẢNG CÁCH để chia sẻ :
KHOẢNG CÁCH
Có một khoảng cách giữa tôi và tiếng thở dài .Mưa nhiệt đới . Những xác chết Trung đông. Ngửa mặt không nhìn thấy sao. Không thể thở dài , hối tiếc hay hối hận .
*
Có một khoảng cách giữa tôi và cơn áp thấp thành phố. Mái hiên đằng hắng tiếng cơm áo lo toan. Lòng đường trộn vụn những điêu toa mua bán. Rải nhựa đen và chiếc xe lu đầm xuống. Tôi đã không kịp chia một nỗi đau. Lặng trắng.
*
Có một khoảng cách giữa tôi và môi trường ô nhiễm. Sơn ca cứ khua khoắng đàm phán với thỏa hiệp.Tiếng cười cắt vào vầng trăng , tiếng khóc bị chối từ .Tư duy và nhân công rẻ hơn bèo . Lừa đảo và Henniken lên cơn sốt giá cùng với đất đai, gạo mắm đường. Tôi thua sạch những cổ phiếu niềm tin .
*
Đã có một khoảng cách, một mili sợi tóc .
Thu CR . 2/9- VP
Mọi ngày vui, anh nhé !
TW Đ có ý kiến gi??? lại chuyển xuống cơ sở để thẩm tra..mà có lẽ thẩm tra, xác minh cho đến con cháu đời thứ 108 của anh Chủ và chị Hấu vẫn chưa chắc có kết quả.
VN tình trạng này nhiều như cá linh vô mùa
Luật nhân quả giờ nhanh lắm anh à, ko đợi đến kiếp sau đâu.
Đề nghị BCH TW Đảng có ý kiến.
Sáng nay lại được đọc ký của bác Danh giới thiệu ở đây
http://www.diendan.org/
Ðọc bài "xin lỗi chị" rồi xoay qua đọc bài nầy
http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/4751/index.aspx
Những ông chủ đất mới bây giờ không phải mắt xanh mũi lỏ như thời Tây.
Nông dân mà chưa vùng lên nổi dậy như thời Cách Mạng tháng tám thì kể cũng lạ!
chị Hấn là 1 VD tiêu biểu ,em nghĩ ở VN vô vàn những hoàn cảnh thương tâm ,đau đớn mà phải ngậm đắng nuốt cay.Chẳng biết làm gì chỉ biết đọc và ngậm ngùi thương cảm thôi,người ta thử thách sức chịu đựng của con người đến mức độ đó là cùng,con giun xéo lắm cũng quằn,mong chờ có 1 ngày thay đổi tất cả để không còn cảnh bất công nữa...
Bài này tui đọc rồi mà đọc lại cũng nghe tức nghẹn. Những khổ đau, uất ức, oan khiên trong đời chị Hấn, anh Chủ hay của mẹ Giàu (Đất Của Mẹ) rất tiếc không phải do thiên tai hay do các thế lực thù địch gây ra! Có khi nào anh nghĩ tới cách chữa trị tận gốc cái nguyên nhân gây đau khổ cho các nhân vật vủa anh chưa. Nói vậy thôi chứ thấy blast của anh là biết, phải đành chấp nhận lấy thuốc giảm đau mà trị triệu chứng chứ chưa có cách gì chữa được nguyên nhân!
Chẳng biết còm thế nào nữa, thương chị Hấn, anh Chủ, quí trọng cám ơn bác D và hận... Nếu chỉ nói vậy thì dễ còn làm gì để thể hiện điều đó thì quá khó với các blogger tự coi là còn chút tử tế. Chuyện chị Thiện còn đó mình cũng day dứt vì sức mọn chẳng giúp được chị nhiều và với nhà báo có tài có tâm như bác Danh thì chúng ta còn được biết đến nhiều cuộc đời số phận tương tự. Đấy là mới chỉ loanh quanh miệt Cà mau nhà bác ấy, mà tại sao Cà mau nhiều chuyện quá vậy? Có phải đó là quê hương/lãnh địa của một ông Bí chiếm "đất của mẹ" vừa bị kiểm điểm một cách nghiêm túc trong chuyện lùm xùm tiền bạc chạy chức, chạy quyền? có phải đó là nơi chôn nhau cắt rún của vị Thủ tướng đương nhiệm với những tuyên ngôn hùng hồn về chống tham nhũng. Nghe đồn có cô tiểu thư con nhà khuê các 28 tuổi (cũng là dân CM) hiện đang là chủ tịch HĐQT của một quĩ đầu tư có vốn hàng nghìn tỷ đồng (?). Hay bác D tìm cách gửi các bài báo về dân Cà Mau này cho họ, nếu họ không vô cảm thì với quyền chức trong tay họ có thể đem lại sự công bằng, với tiền bạc trong tài khoản, họ có thể cứu giúp các số phận dễ như thò tay lấy vật gì trong túi áo. Lúc đó bác D sẽ thoải mái đi viết về Hoa hậu có trình độ PTTH trở lên.
Nói đi thì thế, nói lại thì vẫn mong những người tử tế thân cô, thế cô ráng đùm bọc lấy nhau, mọi người đã tin, đã quí bác D, có "nhậu" gì cứ hô một tiếng nha (một người hay lo bằng kho người hay làm).
Hôm nay tui mới đọc nốt cái đoạn thêm này. Tôi xin lỗi trước nghe, tôi muốn nói rằng Cảm ơn.....con cặc tao nè!Cướp xong rùi phủi tay, anh Chủ quá hiền chị Hân cũng thế.
"cải tạo tư sản" cái từ nghe thôi đã rùng mình...biết bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu gia đình li tán, vất vưởng, tủi nhục ở đầu đường xó chợ vì cái từ này...
Chuyện chị Hấn chẳng phải cá biệt, những người mà chị tưởng là đồng chí chưa bao giờ coi chị như đồng chí..vì chị là Tư Sản (chỉ cần làm chủ, có của chút là bị dán mác này). Chị đã bị hoá thành Vô Sản...và những người Vô Sản ngày xưa giờ là Tư Sản (đỏ).
Nhà đất không tự sinh sôi nảy nở, nó chỉ chuyển sở hữu từ chủ này sang chủ khác.
1956 có cải cách ruộng đất. 1976 có cải tạo công thương nghiệp. Tuy tên khác nhau, nhưng làm cùng một việc: phân bổ lại chiến lợi phẩm đất đai cho những người chiến thắng.
@all: Theo như bài viết, chị Hấn đang ở tại ngôi nhà tình nghĩa ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Nếu chị ấy có chuyển nhà, chắc không xa, và dân ở đó cũng sẽ biết nhà mới của chị.
Anh đừng bịa nghe!Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng ta là do nhân dân tín nhiệm bầu lên, còn quan chức là đầy tớ của nhân dân. Như vậy làm gì có cái như anh nói được???anh đừng mượn cớ nói xấu chế độ, nói xấu nhà nước nói xấu Đảng nghe!!!k lại kêu ra HN giải trình bây giờ đấy!!!Đau quá!
ôi trời ơi là trời!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
con chịu không nổi nữa chú ơi!
Giã sử có 1 cuộc cách mạng xảy ra nưã, tôi sẽ đem nôp mấy thằng cha cán bộ chứ không cưu mang.
Bạc bẽo quá...con người với nhau...Tình nghĩa với nhau và một thời sống chết với nhau mà còn như vậy!
hic hic
Đọc bài này của anh và bài Trên Đồng Bưng sáu xã thấy xót xa quá!
Sao "người ta" nhẫn tâm và vô cảm đến vậy được cơ chứ!
hichic...đọc blog của bác nhiều khi chán trường lắm bác ơi ! Nhưng biết sao bây giờ, ngoaì đời còn những số phận chán trường hơn.
Phải nói dân miền tây hiền, họ cam chịu thấy thương. Vì thế họ là thành phần chịu nhiều bất hạnh nhất nước.
Cho em copy về blog nhé.
Còn anh, nhận một căn nhà tình nghĩa hai mươi triệu đồng mà phải lên tivi để cảm ơn . . . !
Thiệt tình! ( mượn câu cảm thán của NN Tư)
Cái vụ này phức tạp ghê gớm lắm, mấy bài báo của NĐDanh không thể giải quyết được đâu. Vì đối tượng thuộc thành phần phức tạp quá. Mà thành phần nào cũng nằm trong diện chính sách. Đã thuộc diện chính sách là cứ theo trình tự, thủ tục mà làm:
Dù nuôi giấu cán bộ, hoạt động cách mạng, nhưng lại thuộc thành phần tư sản. Nên phải tuân theo CHÍNH SÁCH CẢI TẠO TƯ SẢN. Cải tạo rồi, nghèo rớt mồng tơi rồi. Với hồ sơ chứng nhận có công với cách mạng, thì thuộc CHÍNH SÁCH ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA. Tặng cho một cái nhà tình nghĩa. Đã tặng thì phải lên tivi cho người ta biết chứ. Được tặng thì phải cám ơn chứ. Nếu bây giờ vẫn còn nợ nần, thì sẽ làm hồ sơ chứng minh thuộc thành phần đói ăn, sẽ được đưa vào CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO. Đấy, thành phần phức tạp nên phải giải quyết theo trình tự đàng hoàng,sòng phẳng rồi nhé!
Hồi cải tạo tư sản, khối đứa nhóc bị đuổi ra đường, vì nhà chúng là tài sản mà cha mẹ chúng bóc lột từ "xương máu nhân dân". Thế nhưng chúng vẫn phải đi sinh hoạt thiếu niên, vẫn phải vỗ tay hát vang:" có...đời em được sướng vui...đời em được ấm no". Nỗi niềm chắc chẳng khác gì anh Chủ khi nói cám ơn đâu hén?
@ HoaiA...: nhà nó có mất đi đâu? Nó chỉ đổi chủ thôi! Sao tui khoái CP mình cải tạo tư sản lần nữa quá hà! Đổi qua đổi lại mới vui chứ.
Bác Danh à! Bác nghĩ có thể có một cuộc Cải Tạo Tư Sản nữa không? Một số bạn bè tôi vẫn cứ thắc mắc, vừa lo lại vừa sợ. Nhờ kinh tế thị trường (dù vẫn còn cái đuôi Định Hướng) nên làm ăn có khấm khá ra. Nhưng ăn cũng không dám ăn cho thiệt ngon, sợ bị dòm ngó giống hồi đó. Ở không dám ở cho đã vì sợ tự nhiên cái đùng mấy ổng tuyên bố Cải Tạo Tư Sản thì lại mất hết và mang họa. Giữ tiền cũng sợ cái đùng mấy ổng tuyên bố đổi tiền lại đi luôn. Trả lời nha bác. Bạn bè nhờ vả nhiêu đó thôi.
Các bloger nên liên lạc với anh Danh, "bóp cổ" anh ấy mấy cuốn ký như "đồng cỏ chát"; "trong thế giới người điên"... sau khi đọc xong, Vi Trần tui bảo đảm các vị sẽ bê cả thau ra mà hứng nước mắt, còn không thì cũng nằm thừ ra mà thở dốc như tui thôi!
An có ý kiến..theo nhận xét của An..chuyện ai bị mất nhà vì lý dzo gì trong quá khứ...đừng tốn $ đòi nữa ông ạ..vì nếu " họ" trả cho 1 vài nguoi là cả 100...1000 người khác ùn ùn đi đòi ..lúc đó loạn ..họ nhất định khg trả vì họ biết chắc chắn 1 điều như đã định ở sách trời rằng..tao khg trả ...tụi bây làm gì được tao ..đấy ..thế đấy ông ạ ...từ bao lâu nay có bao nhieu hồ sơ nhà ..đất bị lấy mà được trả đâu ?..ông có hổ sơ khg ..bổ xung cho An mở rộng tầm nhìn chút đi ông ..đội ơn .
Tiền tài và tình người luôn luôn là tỷ lệ nghịch.
Nghich ly nguoi ban on, nay phai roi vao tinh canh cua nguoi chiu on.
Những chuyện ấy bây giờ làm thành biển.Hãy rủ nhau làm cái gì đi.Những thùng nước ấy sẽ sóng sánh niềm vui cho dù đã hy sinh và cam chịu.Con cháu chị Hấn cũng sẽ tham gia,cháu chắc chị Hấn sẽ cùng với bao cháu chắt khác hân hoan.HÃY BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN PHẢI LÀM!!!
Nghẹn đắng cổ!
Trong lịch sử thì cái có sau quy định giá trị của cái có trước. Cái có sau mà không nối tiếp cái có trước, thì cái có trước chỉ còn ý nghĩa mà thôi. Số phận sau 1975 của những người này đã làm cuộc đời trước 1975 của họ trở thành vô giá trị, thật là đáng tiếc.
Cũng là hệ luỵ của cuộc chiến thôi, những số phận như vậy trên quê hương mình kể bao giờ mới hết đây: nào là cải cách ruộng đất, nào là di cư vào nam, nào là hợp tác hoá, lên tập đoàn, đánh tư sản, cải tạo công thương, rồi hàng trăm ngàn người xuống biển làm mồi cho cá, rồi hàng ngàn người đi kinh tế mới cuối cùng thành nấm mồ hoang. Trên mảnh đất "đã đỏ vì bị nung bằng những lời dối trá", thật may là còn một vài người như anh Danh, dù không làm được gì, cũng là một tiếng khóc than chia sẻ anh ạ. Tôi có đọc đâu như ông Tô Hoài ông ấy nói :"cách mạng thì phải dựa vào những cơ sở ít nhất phải là trung nông trở lên, chứ bần cố, nó bán mẹ nó lấy cơm ăn" Vậy mà nước mình vẫn có những Nguyễn Thị Năm, rồi Trịnh Văn Bô-nỗi oan giờ còn chưa giải nổi, xá gì một chị Hấn cà mau.
tôi khóc cho đồng bào tôi!
xin pháp anh cho em copy về trang nhà nhé!
@gia... Chắc chắn là không có cải tạo tư sản nữa rồi vì các đại đại tư bản hiện nay đều là tư bản đỏ cả đấy!
Đắng quá anh à ..đắng chát ...
Mời các bạn đọc và suy ngẫm :http://blog.360.yahoo.com/blog-VAMH4Rclaaccgza0JPgODGPLQXM-?cq=1&p=495#comments
Em chợt nghĩ vầy anh Danh : Ngày xưa mờ gia đình chị Hấn anh Chủ chờ cho đủ cái thủ tục rồi mới nuôi giấu cán bộ đằng mình , mới ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản , thì ngày nay móng tay chưa chắc thúi , nhà chưa chắc mất , mà miệng thì chưa chắc đắng lời cảm ơn !
"Tôi xin cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, giúp tôi có được ngôi nhà để ổn định cuộc sống".
Trước khi về trời, Chúa không lỡ bỏ rơi loài người mồ côi, Chúa để lại cho loài người một kỷ vật cao quí là mình máu Thánh Người trong Bí tích Thánh thể để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người, để ban sức mạnh thiêng liêng và an ủi loài người : Đây là mình Thầy(Mc 14:22), Đây là máu Thầy, máu giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14:24).
Ngô Hoàng T.
Người có công với Cắch mạng còn bị đối xử tàn tệ như thế, huống chi người dưng, lính "ngụy" thì bị bức hiếp đến mức nào ?? Không cần nói, ai cũng biết!!! Giải phóng kiểu này chỉ có ý nghĩa là: " giải phóng " nhà cửa, tài sản để làm giàu cho...các quan cách mạng. Não lòng quá, anh Chủ và chị Hấn ơi !
Một lần nữa cảm ơn VĐD.
Cảm ơn một bài chia sẽ thật đầy tình người của Anh...Tình trạng của ông bà trong câu chuyện này có lẽ là điển hình của rất nhiều người dân oan khiếu kiện hêện tại.
"Nghĩ mà cay đắng, ngôi nhà cũ của anh ở ngay chợ cá, trị giá hàng tỷ đồng, người chủ sở hữu bấy giờ là một qua chức khá to của tỉnh. Còn anh, nhận một căn nhà tình nghĩa hai mươi triệu đồng mà phải lên tivi để cảm ơn . . . !
"
Tôi biết có bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng rất ghét cộng sản
ĐM
thật chớ trêu, chị Hấn một đời son trẻ sôi nổi hoạt động cách mạng, cho một lý tưởng, để rồi chị bị mất sạch, cuộc đời sa sút cùng cực cho kẻ chiến thắng mà chị đã góp phần trong đó.
Chị là điển hình của các dân oan hiện giờ... Tâm tư chị chắc cay đắng, căm giận kẻ phản chắc lắm.
Đắng lòng quá ! Anh Danh cho em bài này về blog em nhé !
Em ước một ngày nào đó đủ điều kiện đi lang thang khắp nơi, gặp những gái già thế này. Giờ thì chưa được, vì hoàn cảnh của em cũng ko hơn họ bao nhiêu.
Đắng cay...
Em đọc bài này mấy lần rồi, lần nào cũng thấy tức... Vừa viết 1 bài cho điều anh nói trong thân phận anh chị Hấn Chủ...
tự nhiên rớm nước mắt
cái tâm của nhà văn lớn lắm
Không biết các quan chức có đọc các blog ko nhỉ? hay là họ đã bị chai lỳ cảm xúc rồi. Có quy định nào cao hơn đạo lý làm người?
Cái gốc của sự việc không ở sự đúng sai hay khôn dại. Nó có căn nguyên từ sự "lựa chọn ban đầu"...
Ba Dũng cũng là dân An Ninh, ở Cà mau, sao không biết chị Hân nhỉ?
Ngu ráng chịu
Đau lòng!
Dân Cà Mau khổ quá, may Cà Mau không gần "làng giềng hữu nghị" và là dân cách mạng chứ không thì .... tiêu rùi
Bài của anh đọc cảm động lắm. Anh thật là sứ giả của những người bị bất công đè nén, và biết cách nói để bất công được lên tiếng.
Ôiiiiiiiiiiiii
thú thật sau dịp offline ở khúc giao mùa, tôi mới đọc những entry của anh( đọc hết,cũ và mới!), và phải nói entry nào cũng làm tôi xúc động, đau lòng đến nỗi không thể còm cho anh được.Bỗng cảm thấy hết sức tự ti trước những entry vớ vẩn của mình
Trước hết cháu gửi lời cảmn ơn chân thành đến nhà văn-nhà báo Võ Đắc Danh. Quả thật bài nào của chú cũng dài, nên cháu vẫn phải copy lại rồi tối mới về nghiền ngẫm lại. Đọc riết rôi nghiện. Chú viết dài nhưng không dư nào cả. Dường như những ngóc ngách cuộc đời của người phụ nữ ấy đều được chú cảm thấu.
ĐỌc xong bài biết, quả thật rất nhiều cảm xúc chú ạ. khâm phục cô ấy lắm. Một người phụ nữ đại diện cho hình ảnh phụ nữ VN! Đẹp đẽ, chịu thương chịu khó, yêu nước, thương chồng con, kiên trì không chịu khuất phục trước kẻ thù... Ấy vậy mà sau bao cống hiến, người phụ nữ và cả gia đình trắng tay, chiịu bao cay đắng và cả những điều tiếng.
Đau đơn nhất là dòng tái bút của chú. Cháu vẫn tự hỏi không biết còn bao nhiêu con người, hia đình còn phải gánh chịu nỗi oan khuất đợt Cải tạo công thương nghiệp ấy. Có lẽ cũng đã không ít người đã chết mà không thể nhắm mắt được bởi đợt cải tạo ấy.
Chỉ là vài dòng cảm nhận thôi chú ạ. Cảm ơn chú rất nhiều. lạy trời cho người phụ nữ và gia đình ấy nhiều sức khoẻ!
Họ đã cướp của nhân dân và bây giờ đi cướp của đồng đội. Thật ghê tởm cho bọn không có văn hóa xấu hổ. Chúng không có văn hóa xâu hổ nên làm điều bất lương, thất đức, chúng không xấu hổ nên không biết từ chức, ngồi lì vơ vét, chúng không biết xấu hổ nên đưa đất nước này lâm vào cảnh đói nghèo triền miên.
đảng đã cho ta....Đau lòng!
xót xa quá, đọc mà cảm nhâậnđược một nỗi lực bất tòng tâm...
niềm tin thường hay bị đáp lại bằng sự phủ phàng ...
Ba chữ "Sao rồi cậu?" cứ như một nỗi ám ảnh kéo dài. Và khi không còn nghe nữa, nghĩa là bất hạnh mới lại bắt đầu...
Nghĩ mà cay đắng, nếu không tẩy một số tế bào đang dần dần hủy diệt bộ não, một ngày nào đó con thằn lằn sẽ tự nuốt chửng cả mình vào bụng như nó đang ăn cái đuôi của nó.
Tôi tin, ở bên kia thế giới cũng có những vị thẩm quán và quan tòa giống như Bao Thanh Thiên, nếu như bên này, ở đây những ngừơi có trách nhiệm lấy lại sự công bằng cho chị Hấn không thể làm gì hoặc cố tình không làm gì để đối xử có lí, có tình đối với một đồng đội, đồng chí cũ.
Cái giá phải trả cho sự nghiệp Cách Mạng suy ra thời bình, đắt không kém gì thời chiến. nhưng thời chiến, giá là sự vinh quang.Thời bình, giá là nổi nhục.
Còn đó, còn đó biết bao những nỗi đau !?
********
=====> Nghi~ ve tình giua con người voi con người ,Uncle SAM thay GD Anh-Chi Hấn dang' thuong hai !
- Roi Uncle SAM lai Nghi den lan`ranh Quoc-gia / Cong San thi` Dang' Doi`, ai bieu da 1 thoi`ton tho / di theo VietCong <====
********
Đăng nhận xét