Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009

BÁNH ÍT, HỒN QUÊ




Mấy mươi năm làm kẻ thị thành, tôi đã biết nhận quà từ người khác và tặng quà cho người khác, những chai rượu ngoại, những hộp bánh ngoại gói trong giấy kính thắt nơ lịch sự, sang trọng và đầy trân trọng. Nhưng chính những cái bánh ít bỏ trong cái giỏ đệm bàng của chị Thủy thật sự làm cho tôi nao dạ nao lòng.

BÁNH ÍT, HỒN QUÊ

Chị Thủy ở Mỹ Tho gởi con lên nhà tôi đi học. Mỗi lần thăm con, chị mang lên một giỏ quà, lần nào cũng có trái cây và vài ba chục bánh ít. Trái cây tôi không quan tâm nhưng bánh ít thì lần nào cũng vậy, tôi chọn ngay một cái nhưn đậu, một cái nhưn dừa, lột ra ăn ngấu nghiến như trẻ con mặc cho bột dính miệng, dính tay. Bánh ngon là một chuyện, nhưng khó tả nổi cái cảm giác nao nao, nhớ thương về cánh đồng thời tuổi nhỏ.

Hồi ấy, mỗi mùa ruộng mẹ tôi thường dành một công (1000 m2 ) đất cấy nếp để làm bánh cho ngày tết, ngày rằm, ngày giỗ ông bà. Cuối năm, khi gió bấc thổi về, đồng lúa ngả màu vàng rờn rợn sóng, mỗi sáng tôi lội ra thăm đám nếp canh chờ bông nếp đỏ đuôi, giống như thứ trái cây vừa mới hườm hườm chín. Mẹ xách vòng gặt ra đồng gặt nếp non, chị tôi lột dừa khô, tôi bơi xuồng đi mượn cái cối bồng, lòng nôn nao, mường tượng đến mẻ cốm dẹp. Hạt nếp đỏ đuôi đổ vô chảo, rang đều cho vừa chín tới rồi đổ ra cái cối bồng - cối làm bằng một khúc cây to, khoét một lổ tròn, sâu chính giữa – dùng chày vồ quết mạnh tới khi vỏ nếp bể ra giòn nát, ruột nếp nén lại dẹp lép mỏng tanh. Cốm dẹp trộn với đường mía, dừa nạo là món ăn độc đáo, thơm lừng mùi nếp mới, ngòn ngọt vị mía đường cộng với cái béo béo của dừa khô.

Cánh đồng quê tôi, cánh đồng Chó Ngáp, mẹ tôi hay gọi là cái xứ đồng khô cỏ cháy. Mùa hạn, nhìn mút tầm mắt chỉ thấy rạ khô, cỏ khô và nắng, xa lắc xa lơ mới có một khu vườn. Gần Tết, chúng tôi băng đồng, chạy về khu vườn ấy, mót từng tàu lá chuối. Chúng tôi giành nhau chí chóe: “Bụi chuối nầy tao thấy trước, của tao !” Ở nhà, mẹ tôi đang còng lưng xay nếp (đã ngâm nước trước một đêm), tay trái cầm cây muỗng, múc từng muỗng nếp đổ vào cối đá, tay phải cầm cán cối quay đều. Bột nếp được hứng trong cái bao vải ú trắng, cái bao ấy được gọi chết tên là cái bao bồng bột. Sau khi xay xong, bao bồng bột được giằn giữa hai thớt cối, để qua đêm cho nước rỏ khô mới đem bột ra nhồi làm bánh. Bánh ít thường được làm hai loại, bánh nhưn đậu và bánh nhưn dừa. Bánh nhưn đậu thì bột pha đường, màu nâu, đối kháng âm dương cả về màu sắc lẩn hương vị: nhưn lạt, bột ngọt. Tương tự bánh nhưn dừa thì bột lạt, màu trắng, nhưn ngọt màu vàng sẩm. Tôi vẫn không quên hình ảnh mẹ tôi ngồi bắt bánh: bóc bột, bóp cho nó dẹp lại, bỏ nhưn vô, vo tròn, cho vào chiếc lá chuối xếp thành hình chóp nón, túm lại. Khi lửa nồi bánh cháy bừng lên, anh em tôi kéo nhau đến ngồi bó gối, há hốc quanh bếp lửa, hồi hộp đợi chờ. Khi mẹ tôi giở nắp nồi ra cho hơi khói bốc lên rồi đậy lại, gọi là lấy hơi, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, chúng tôi nhìn những chiếc bánh ngả màu nâu mà bụng dạ cồn cào, thèm khát. Khi mẹ tôi giở nắp nồi lần thứ hai chúng tôi nhốn nháo mừng reo bánh chín. Đứa đòi bánh nhưn đậu, đứa đòi bánh nhưn dừa. Bốc ra, vừa thổi vừa ăn, bột dính đầy tay đầy miệng, vậy mà sung sướng, mà đã cơn thèm.

Phần bột còn dư, mẹ tôi nhồi với đường rồi ém vô dĩa, hấp chín, phơi trên mái nhà cho khô cứng, gọi là bánh tổ. Sau Tết khoảng mười ngày, nửa tháng, mẹ tôi cắt bánh tổ từng lát mỏng, chiên mỡ, lớp bột khô phồng lên, ăn vừa ngọt vừa thơm. Mẹ tôi cười chua xót: “Tội nghiệp con nhà nghèo, giữa đồng khô cỏ cháy, ăn cái gì cũng thấy ngon !”

Giữa đồng khô cỏ cháy, nghèo khó, chiến tranh, ngày giỗ của mỗi nhà là ngày hội tụ của dòng họ, của xóm làng. Trước đám giỗ ba bốn ngày, mẹ tôi phải thức khuya dậy sớm, ngâm nếp, ngâm đậu, xay bột, nạo dừa làm bánh ít. Khách đến, mỗi người mang theo một chai rượu nho hoặc rượu Anit, đặt lên bàn thờ cúng người đã khuất. Khi về, chủ nhà hồi lại một bọc bánh ít làm quà gọi là kiếng. Bởi vậy, mỗi đám giỗ, mẹ tôi phải gói hai ba thúng táo bánh. Ngược lại, mỗi lần mẹ tôi đi đám giỗ, tôi ở nhà nơm nớp chờ. Khi thấy bóng dáng bà lom khom từ xa, tôi băng đồng chạy, bất chấp đất nẻ hay lỗ chân trâu để đón lấy gói quà tòng teng trên tay mẹ. Đám giỗ ở những gia đình khá giả hoặc trúng mùa, ngoài bánh ít, có khi còn thêm mấy cái bánh bò, bánh da lợn, bánh kẹp cuốn, bánh bông lan. Nhưng bánh ít vẫn là món quà không bao giờ thiếu. Hồi ấy chúng tôi có một nhóm bạn cùng đi thả rập cua. Hừng đông, mỗi thằng một chiếc xuồng bơi đi, thả rập xong là gom lại, kể chuyện tiếu lâm hoặc chơi tu lơ khơ. Hễ nhà thằng nào có đám giỗ là biết chắc ngày hôm sau, dưới khoang xuồng thằng đó cũng có một bọc vài ba chục cái bánh ít để chia nhau. Chỉ có vậy thôi mà lấy làm oai, mà hãnh diện, mà được coi trọng suốt cả ngày.

Một hôm về Mỹ Tho, chị Thủy đưa tôi đến thăm lò bánh ít của bà Bảy Kim ở xóm đình Mỹ Phong. Gọi là lò bánh, nhưng vẫn không khí đầm ấm như cảnh gói bánh cho ngày giỗ của một gia đình khá giả ngày xưa. Năm ba người gói, hai người hấp, ba người xếp bánh. Bà Bảy năm nay đã 74 tuổi, vẫn ngồi xếp bánh vô bao, không có vẻ gì là một bà chủ. Bà nói hồi xưa, bà khéo tay, chuyên đi gói bánh cho bà con trong xóm. Về sau, nhiều gia đình gởi tiền cho bà làm như một dịch vụ, cái dịch vụ ấy phát triển dần, bà làm bánh theo đơn đặt hàng, có ngày phải làm hàng ngàn cái bánh ít. Bánh cho đám giỗ, bánh cho cúng rằm, bánh làm quà cho người thân, bánh cho thương lái mang lên Sài Gòn bỏ mối, bánh cho mấy chị hàng rong khắp các phố phường. Thì ra bánh ít vẫn còn tồn tại giữa nghìn trùng những nhãn hàng bánh Tây, bánh ta nổi tiếng. Phải chăng vì nó chứa đựng cái hồn quê trong ký ức con người.

Mấy mươi năm làm kẻ thị thành, tôi đã biết nhận quà từ người khác và tặng quà cho người khác, những chai rượu ngoại, những hộp bánh ngoại gói trong giấy kính thắt nơ lịch sự, sang trọng và đầy trân trọng. Nhưng chính những cái bánh ít bỏ trong cái giỏ đệm bàng của chị Thủy thật sự làm cho tôi nao dạ nao lòng.

24 nhận xét:

Phuong Ho nói...

Bánh bột nếp dẻo dẻo dai dai, ăn ngon thí mồ. Ai nói đồ quê kệ ai, em vẫn khóai mấy thứ bánh quê.

caonguyenbui nói...

Nhà em mới đám giỗ xong nè, vẫn giữ nếp xưa, gói nhiều bánh tét và bánh ít để "hồi lại" cho bà con. Tết em vẫn hay gói bánh ít, chủ yếu để cúng ông bà thôi, năm nay nếu có gói thì em gửi lên ít chục cho anh chị Trùm cúng giao thừa nhe?

Phương Nguyên nói...

Tui cũng thích bánh ít lắm nhưng không biết gói. Tuy vậy mỗi lần đi đám giỗ là có bọc bánh ít đem zìa, mà đi đám giỗ hoài hà, ăn bánh ít thoải mái luôn.

MAP M nói...

Em nè anh Danh ,m em đâu có dính dáng gì đến Nam Bộ , vậy mà lần nào zìa wê Vĩnh Long - nhà đứa em dâu , ai cho gì cũng hok qúy bằng đám bánh tét , bánh ít . Em cũng ăn giống anh Danh , một lần hai cái nhưn dừa , nhưn đậu , còn "tráng miệng" thim một cái bánh tét nhưn chuối nữa.Có lẽ vì vậy mà nó mới ra vầy ...Hic!Khi nào có ai cho bánh , anh ăn hok hết nhớ nhắn em tới ăn dùm cho nghen!

Mùa đông khó quên nói...

đang lạnh teo héo, nhắc tới làm nôn nao quá, mong về

binhtam nói...

Cam on that nhieu vi nhung loi goi ve nhung yeu dau ngay xua.thich nhat la khi ngoi chum lua cho banh chin,co khi non nao qua them cui vao cho lua soi ung uc...........cau chuc mot nguoi huong mot mua tet yen vui dam am ben gia dinh nguoi than!

Thu Nhân nói...

Ừ, nhắc bánh tổ, bánh ít sao nghe thèm.
Bánh tổ thì khi ra giêng, không còn bánh trái gì, trưa buồn miệng, cắt một miếng, dẻo quẹo, khỏi chiên mà gặm cũng thấy ngon. Còn bánh ít thì phải cái nọ cái kia ép lại với nhau rồi ăn mới đã. Bột trắng bột ngọt, nhưn dừa nhưn đậu quyện vào nhau, ăn rồi vẫn còn thèm.
Mới hôm rồi, về quê giỗ ông nội mấy nhỏ, thím 8 tụi nhỏ không đặt bánh ít như mọi năm mà lại xôi đậu rồi cho vào hộp xốp loaị đựng cơm, hồi quả cho mọi người, ai cũng khen lịch sự mà riêng mình lại thấy hụt hẫng gì đâu! Nhưng mình không ở nhà thờ, đâu dám nói gì, chỉ buồn thôi. Hồn quê đâu rồi?

Suối mây nói...

hi, bài này làm con mến cái bánh ít hơn đó chú Danh^^,

Song Thu nói...

Ở trên thì : Hồn quê (thiêng liêng, mơ mộng, lãng mạn)
Ở dưới thì : Hồn Ma...Xó ( Khủng khíp,Kinh tởm, ám ảnh)
hic!hic!

VÕ ĐẮC DANH nói...

Bản thân tôi đã bị đền gần 3 tháng lương cho công ty khi tôi được phân công tiếp báo chí tại một buổi lễ khánh thành công trình. Do thật tình và rất tôn trọng nhà báo nên cứ ai nói là nhà báo thì tôi đưa tài liệu, có gởi chút ít tiền bồi dưỡng. Không ngờ sau khi về kiểm tra, số phong bì mà tôi đã phát ra hơn 70 cái, nhưng chỉ liên lạc được 20 cái theo name card, còn 50 cái là giả mạo, không ai bốc máy hoặc họ nói họ không biết. Kết quả là công ty tôi cho rằng tôi kém năng lực tổ chức, phải đền bù lại số tiền đưa không đúng nhà báo... Tôi buồn bã và thất vọng vô cùng và tự hỏi tổ chức báo chí ở đâu?!? Cơ quan nào chịu trách nhiệm về tình trạng giả mạo, bôi bác nghề báo như vậy?!?... Sau đó tôi có cho một số nhà báo lớn tuổi xem một số card vidit thì họ chỉ cho tôi một số card bậy bạ, giả mạo. Tôi kiểm tra lại nhiều lần thì đúng là không cơ quan nào nhận bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" cả!!!
DIET AC MA thân mến ! Rõ ràng bạn đã bị bọn giả danh nhà báo lừa bạn, 20/70, có nghĩa là 50 kẻ giả danh, còn lại 20 người kia cũng chưa chắc là nhà báo thật, thậm chí mặc dù họ có thẻ nhà báo. Tôi không làm thời sự, không đi dự hội nghị, không đi họp báo, nhưng tôi biết thế nầy, hiện nay các cuộc họp báo của các doanh nghiệp thường họ gởi thư mời đích danh những nhà báo mà họ quen hoặc biết để tránh tình trạng giả danh. Cái sự giả danh ở đây tôi không bàn, vì đó là sự giả danh, còn những kẻ nhân danh mới là chuyện đáng nói. Một số tạp chí hiện nay phần lớn là họ mua giấy phép để làm, chính vì vậy mà họ thu nhận một số người chuyên nhân danh nhà báo để đi kiếm quảng cáo dưới mọi hình thức:xin xỏ,dụ dỗ,ép uổng, thậm chí tống tiền. Ngay cả những tờ báo lớn cũng có những phóng viên kiểu đó. Tôi nghĩ chuyện nầy - tuy nó làm nhức nhối những người làm báo chân chính - nhưng không lạ đối với một thực trạng xã hội đầy phức tạp, đầy sự giả dối, đủ thứ sự nhân danh và giả danh chớ không riêng gì làng báo.Một số trường hợp mà bạn nêu trên đây, tôi xác minh qua vài đồng nghiệp thì thông tin của bạn hoàn toàn chính xác. Bằng mối quan hệ cá nhân, tôi sẽ có cách riêng của mình để làm những gì mà mình có thể làm được như tôi đã từng làm. Nhưng rất khó.
Đôi dòng xin chia sẻ với những bức xúc của bạn !

DIET AC MA nói...

BỌN "NHÀ BÁO DƠ DÁY" VÀ BỌN "NHÀ BÁO MA" KIẾM ĂN BẨN THỈU TẠI TP.HCM (1/3)
Dưới đây là bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" nổi bật, chuyên nghiệp nhiều năm trong nghề dùng card vidit giả danh nhà báo của bất kỳ tờ báo nào chỉ để dự hội nghị hay họp báo, nhằm lấy phong bì từ một vài trăm ngàn đến hơn một triệu đồng... Còn một số nhân vật nữa cũng giả danh nhiều báo như: Phương Nguyên(em Lan Phương), Lan Phương, Nguyễn Biên, Hồ Quang Tân Phong,... nhưng chưa quá đáng và còn sĩ diện nên chúng tôi không đưa ảnh lên đây.
Bất cứ ai khi nhận được văn bản này đều có thể kiểm tra bằng cách rất đơn giản như: Thẳng thắn theo chức năng hoặc khéo léo kiểm tra họ như xin cho xem thẻ nhà báo, giấy giới thiệu, giấy chứng nhận… điện thoại về cơ quan theo số in trong card vidit; điện thoại vào máy di động xem máy của họ có reo không,... Chắc chắn rằng không tờ báo nào xác nhận là có những bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" này công tác, dù là phóng viên hay là nhân viên quảng cáo.
Văn bản này chính xác tuyệt đối. Người cung cấp văn bản này đã mất hơn một năm thu thập, nhờ vã, xin ảnh và xác minh từ nhiều nhà báo chân chính.
Những bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" dưới đây chỉ lừa dối bằng lời nói hoặc bằng card vidit giả các cơ quan báo chí, nhưng việc thông báo cho mọi người biết về bọn chúng là vô cùng cần thiết. Vì bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" không chịu làm việc chân chính bằng mồ hôi và sức lao động. Bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" làm mất uy tín nghề báo- người làm báo; làm rối loạn và gây thiệt hại tại các buổi hội họp, các buổi họp báo; làm mất uy tín ban tổ chức, mất uy tín nhân viên PR, mất uy tín nơi tổ chức sự kiện,... Bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" rất lì lợm lẽn ra, lộn vào rất nhiều lần, với nhiều tên, nhiều báo khác nhau sau khi đã thay đổi chút ít hình thức (như đeo- mang hoặc không đeo- mang kính, thay giỏ xách, thay áo khoác, thay tóc giả, thay card vidit giả báo khác,...)để lấy phong bì nhiều lần trong 1 buổi hội họp hay họp báo. Thậm chí họ giành giật, xin phong bì rất thô bỉ.
Những kẻ có thẻ nhà báo Việt Nam("nhà báo dơ dáy") thâm niên, gan lì, đáng xấu hổ và gây thiệt hại nặng nhất có thể xếp hạng theo thứ tự: 1/ Nguyễn Tấn Mân- 2/ Dũng Huệ-...
Những kẻ giả danh nhà báo("nhà báo ma") thâm niên, gan lì, đáng xấu hổ và gây thiệt hại nặng nhất có thể xếp hạng theo thứ tự: 1/ Đặng Đức Khải- 2/ Trần Anh Linh- 3/ Nguyễn Trần Lê Hoàng còn gọi là "Hoàng ma" hay còn gọi là "Hoàng êcô"- 4/ Nguyễn Trung hay còn gọi là "Trung râu"- 5/ Bảo Ngọc- 6/ Phương Nguyên- 7/ Hoàng Tùng còn gọi là Thanh Tùng hay còn gọi là "Tùng đầu đinh"- 8/ Thu Hương- 9/ Đông Huy- 10/ Nguyễn Biên-...
Bản thân tôi đã bị đền gần 3 tháng lương cho công ty khi tôi được phân công tiếp báo chí tại một buổi lễ khánh thành công trình. Do thật tình và rất tôn trọng nhà báo nên cứ ai nói là nhà báo thì tôi đưa tài liệu, có gởi chút ít tiền bồi dưỡng. Không ngờ sau khi về kiểm tra, số phong bì mà tôi đã phát ra hơn 70 cái, nhưng chỉ liên lạc được 20 cái theo name card, còn 50 cái là giả mạo, không ai bốc máy hoặc họ nói họ không biết. Kết quả là công ty tôi cho rằng tôi kém năng lực tổ chức, phải đền bù lại số tiền đưa không đúng nhà báo... Tôi buồn bã và thất vọng vô cùng và tự hỏi tổ chức báo chí ở đâu?!? Cơ quan nào chịu trách nhiệm về tình trạng giả mạo, bôi bác nghề báo như vậy?!?... Sau đó tôi có cho một số nhà báo lớn tuổi xem một số card vidit thì họ chỉ cho tôi một số card bậy bạ, giả mạo. Tôi kiểm tra lại nhiều lần thì đúng là không cơ quan nào nhận bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" cả!!!

dat t nói...

Nghe anh kể chuyện làm và nấu bánh ít, tui nuốt nước miếng ừng ực . Hic hic . Ở đây cũng có bán , nhưng ăn thì thấy không ngon ,hay là vì thiếu hương vị quê nhà? Chèn ơi , phải chi giờ này mà có cái bánh ít nhưn dừa, thèm quá má ơi .

DIET AC MA nói...

BỌN "NHÀ BÁO DƠ DÁY" VÀ BỌN "NHÀ BÁO MA" KIẾM ĂN BẨN THỈU TẠI TP.HCM (2/3)
Các anh chị nhà báo chân chính, các công ty PR, các cơ quan, các tổ chức, các doanh nghiệp, các khách sạn- nhà hàng nên trình bày lại văn bản này cho gọn gàng và gởi cho mọi người cùng biết mặt họ, có thể dán ảnh họ ở hội nhà báo, ở các công ty PR, ở các khách sạn- nhà hàng tổ chức hội họp hay họp báo,... Vì tất cả mọi người đều có thể bị ảnh hưởng, bị làm mất uy tín bởi những bọn "nhà báo dơ dáy" và bọn "nhà báo ma" này.
BỌN "NHÀ BÁO DƠ DÁY" :
1/ Nguyễn Tấn Mân: mập lùn, trên 40 tuổi, nói giọng Quảng khàn, điện thoại di động: 0903357429, nhà ở quận 8- Tp.HCM. Có thẻ nhà báo Việt Nam, làm ở báo LAO ĐỘNG BÌNH DƯƠNG (tỉnh Bình Dương). Làm báo ở tỉnh Bình Dương, nhưng hầu hết ngày nào cũng ở Tp.HCM để kiếm phong bì và ăn chực! Thuộc hàng cao thủ, là "chân gỗ" chuyên tổ chức săn thông tin hội họp qua các nhà báo khác để thiết kế cho mình và đội ngũ "nhà báo ma" lấy phong bì. Rất ranh ma, rất lì lợm, có thể lấy phong bì hơn 1 chục lần trong 1 buổi họp và lập lờ danh thiếp để lấy phong bì của phóng viên báo LAO ĐỘNG. Có thâm niên làm "nhà báo dơ dáy" trên 10 năm.
2/ Dũng Huệ: vóc người cao, ốm, mũi khoằm, da ngăm đen, khoảng trên 50 tuỏi. Có thẻ nhà báo Việt Nam làm ở tạp chí KHÁM PHÁ tại Tp.HCM. Tại các buổi hội họp, rất hay lớn tiếng phát biểu linh tinh, choàng vai bá cổ xin name card các sếp, lì lợm vòi vỉnh phong bì dù không được mời họp và thay hình đổi dạng bằng cách thay đổi áo khoác để lấy nhiều lần phong bì trong 1 buổi họp. Ăn nói chửi thề thô tục; ăn uống thô bỉ: trong các bữa tiệc buffet dù không được mời ăn, vẫn ăn và tìm cách lấy cắp các thỏi phô mai lớn bỏ vào giỏ giống như Đức Khải và Đông Huy. Các nhà báo khi ngồi gần mấy tên: Dũng Huệ, Đức Khải, Đông Huy, "Trung râu",... hãy cẩn thận, vì bọn chúng luôn tìm cách lấy cắp phong bì và quà của đồng nghiệp không thương tiếc một ai. Có thâm niên làm "nhà báo dơ dáy" trên 10 năm.
BỌN "NHÀ BÁO MA" :
1/ Đặng Đức Khải: tuổi khoảng trên 45, bụng bự, có râu mép, nói tiếng Bắc giọng "giả cầy" pha tiếng Nam, đi chiếc xe mô tô cà tàng,... Sử dụng thẻ nhà báo giả, có thâm niên làm "nhà báo ma" trên 10 năm. Tính khá liều lĩnh, hung hăng và to tiếng hay huênh hoang mình là nhà báo lâu năm! Đi ăn chực rất hay tìm cách chôm thức ăn bỏ vào túi xách. Luôn sẵn sàng chôm phong bì và quà tặng của các nhà báo khác tại bàn tiếp tân và trong phòng họp.
2/ Trần Anh Linh: thường gọi là Linh. Tuổi khoảng 38- 40, có thâm niên làm "nhà báo ma" trên 10 năm, sử dụng thẻ nhà báo giả, điện thoại nhà riêng: (08)38865594- quận 8- Tp.HCM. Người thấp nhỏ, đẹp trai, ăn mặc lịch sự. Cực kỳ khéo léo, ranh ma và gan lỳ. Anh ta có thể hóa trang và đưa nhiều card vidit giả danh nhiều báo khác nhau để vô ra hàng chục lần, lấy nhiều phong bì và quà trong 1 buổi họp.
3/ Nguyễn Trần Lê Hoàng: còn gọi là "Hoàng ma" hay "Hoàng êcô", bạn thân thường đi chung với Trần Anh Linh. Người gầy ốm, nhỏ con, da mặt sần sùi, nói giọng Bắc, thường ăn mặc lịch sự quần tây áo sơ mi trắng, quê Đắc Nông, 46 tuổi nhưng tóc chưa hề bạc hoặc muối tiêu. Có thâm niên "nhà báo ma" được khoảng 10 năm. Anh ta có thể hóa trang và đưa nhiều card vidit giả danh nhiều báo khác nhau để vô ra hàng chục lần, lấy nhiều phong bì và quà trong 1 buổi họp.
4/ Nguyễn Trung: còn gọi là "Trung râu"(có chùm lông ở bên dưới cằm), mập lùn, da ngăm đen, trên 40 tuổi nói giọng Quảng, vác máy hình chụp lung tung tại các buổi họp không mời mà đến, luôn dẫn kèm theo 1 đệ tử để tăng thu nhập phong bì. Sẵn sàng chôm phong bì và quà của những người ngồi kế bên mọi lúc, mọi nơi. Có thâm niên "nhà báo ma" trên 10 năm.

DIET AC MA nói...

BỌN "NHÀ BÁO DƠ DÁY" VÀ BỌN "NHÀ BÁO MA" KIẾM ĂN BẨN THỈU TẠI TP.HCM (3/3)
5/ Bảo Ngọc: đi xe Atila Victoyy màu đen, phấn son lòe loẹt, tóc tém, ăn mặc đẹp. Do Đức Khải đào tạo. Vô cùng lỳ lợm và dai dẳng khi làm phiền doanh nghiệp để xin danh thiếp và xin phong bì! Có thâm niên làm "nhà báo ma" được khoảng 2 năm. Nghe nói nghề chính là gái điếm!!!
6/ Phương Nguyên: vóc người trung bình, hơi mập, ăn mặc thời trang, tóc có khi nhuộm "hai lai", tuổi khoảng 35, gái 1 con. Mỗi sáng được chồng là dân "cò" bán xe ở đường Lý Tự Trọng- quận 1- Tp.HCM chở đi rảo các khách sạn để xem nơi nào có tổ chức hội họp thì vào lấy phong bì. Được chị ruột là Lan Phương dìu dắt vào "hội nhà báo ma", chỉ vài tháng sau đã tiếp thu nhuần nhuyễn nhiều mánh khóe, rất gan lì, có cơ hội là làm 2-3 lần phong bì trong 1 buổi họp."Gái 1 con, trông mòn con mắt" nên hiện nay được 1 "đại ca" ở văn phòng đại diện phía Nam- Tp.HCM báo BẢO VỆ PHÁP LUẬT cho đi theo để chào mời hợp đồng quảng cáo cho báo, ăn chia % với "đại ca", nhưng vẫn không từ bỏ việc "lượm" phong bì tại các buổi họp để tăng thu nhập. Có thâm niên làm nhà báo ma" được khoảng 3 năm.
7/ Hoàng Tùng: còn gọi là Thanh Tùng hay "Tùng đầu đinh". Người mập, tuổi khoảng 35, tóc hớt đầu đinh, mang kính cận khá dày. Cũng nhiều năm làm "nhà báo ma" đi xin phong bì, đi ăn chực(ăn uống như người bị bỏ đói lâu năm).
8/ Đông Huy: trên 50 tuổi, mang kính cận rất dày, người mập mạp, da ngăm đen, có râu mép, bạn thân đi chung với Đức Khải. Nhà ở quận Bình Thạnh- Tp.HCM, điện thoại nhà riêng (08)35566080. Thường giả danh báo Kinh Doanh và Tiếp Thị. Đi ăn chực hay tìm cách chôm thức ăn bỏ vào túi xách.
9/ Thu Hương, còn có tên là Thu Thảo. Mới đây tại hội nhà báo Tp.HCM, bị phóng viên báo Thời Báo Kinh Tế VN bắt quả tang đang sử dụng name card giả danh báo này.
10/ Nguyễn Biên: người mập, lùn, đeo kính cận, điện thoại di động: 0903145471. Thường xuyên sử dụng các name card giả danh báo Giáo Dục.
Các cơ quan, các tổ chức, các doanh nghiệp là nạn nhân của bọn "NHÀ BÁO DƠ DÁY" và bọn "NHÀ BÁO MA" hãy cảnh giác với những tên "nhà báo" này trong danh sách trên. Nếu ai nhận được thông tin này xin hãy chuyển đến những người khác; giúp họ cảnh giác để loại trừ bọn "NHÀ BÁO DƠ DÁY" và bọn "NHÀ BÁO MA" này.

nam i nói...

bác Danh làm tôi nhớ Tết nhớ quê quá trời

Huong nói...

viết nhiều nhiều nữa, mai mốt biết đâu có ngày, người ta chỉ ăn bánh ít, kẹo dừa, ăn cá rô, lấy chồng... bán chiếu, còn bánh tây rượu tây, chồng ngọai..., người ta coi khinh không thèm ngó tới nữa..
:-)nhưng nói vậy thôi, những món ăn gắn với tình quê hương, tình mẹ cha, không bao giờ thay thế được

vu duc nói...

Hương vị quê hương, tết này lại được thưởng thức.

Việt Bách Blog nói...

Gan tet roi, chu Danh viet them bai banh te't nua cho the`m choi!!!

Casanova..! nói...

Lâu lâu ghé nhà chú...Đọc mãi vẫn thấy thú...

langthangnhucaibang nói...

Tiền bối ui, nữa nào có bánh ít cho em vài cái với! Em cũng khoái bánh ít lắm! nhân dừa nhen!

C' est la vie (^_^) nói...

Em là khách ngang qua Blog này, dừng chân đứng lại vì món quê của ngọại, nghe mà thèm, ăn thì tuyệt, nhất là nhân dừa... cảm ơn anh nhiều vì bài này (dù nó là Blog của anh, hihihi). Chúc sức khỏe thật tốt anh nhé (^_^)

TOẠI NGUYỄN nói...

Điểm khác biệt, Ở Bình Định bánh ít nguyên liệu chính không làm bằng bột mà bằng lá gai.
"Muốn ăn bánh ít lá gai, Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi".

NGUYEN X nói...

Từ nhỏ cháu không thích những thứ bánh làm bằng nếp chú à!. Nhưng nghe chú kể tự dưng cháu thấy ...thèm bánh ít quá!.

Bunny [NSMS] nói...

hay quá...giờ cháu mới biết sao lại gọi là "cúng kiếng" ... tuổi thơ của chú đúng là 1 kho tàng quý giá! ước gì trẻ con thành thị như chúng cháu cũng cơ 1 tuổi thơ đầy sắc màu như thế :)