(Đón xem tập phim GÀ TRỐNG NUÔI CON phát sóng vào 21 giờ, thứ hai, 27-4 trên VTV9)
Võ Đắc Danh
Tôi quen với Ba Đen từ hôm đi viết câu chuyện Những Người Lương Thiện, tức những người sống lương thiện bằng cái nghề chạy xe ba-gác đang nơm nớp lo trước cái lệnh cấm hành nghề. Trong những người tôi gặp, Ba Đen để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bởi anh không nhà không cửa, vợ chết, phải nuôi ba đứa con ăn học. Tuổi 55 nhưng đứa con út của anh chỉ mới học lớp ba, hai đứa lớn thì mới lên lớp sáu. Nhiều lúc tôi tự hỏi, liệu cái tuổi đười cỡ đó, anh còn đủ sức để bươn chải cho ba đứa nhỏ học hành đến nơi đến chốn hay không ? Và nếu phải cấm xe ba-gác thì anh sẽ nuôi con bằng cách nào ?
Một hôm, lang thang trong Bình Hưng Hòa, tình cờ gặp lại anh đang đậu tài dưới một góc cây gần khu công nghiệp Tân Bình. Chợt nghĩ gần đến ngày nhập học, tôi hỏi anh đã chuẩn bị gì cho mấy đứa nhỏ chưa ? Anh lắc đầu cười, nói mấy ngày nay chạy xe ế quá. Tôi bảo anh về chở ba đứa nhỏ đi nhà sách chơi, tôi sẽ tặng cho mỗi cháu một bộ sách giáo khoa và vài chục quyển tập. Anh vừa mừng, vừa tỏ ra áy ngại, nhưng không cải được lời đề nghị của tôi nên đành chạy xe về.
Bé Hồng Ngọc, 12 tuổi; Tuấn Hải, 11 tuổi; Hồng Trang, 8 tuổi. Cả ba đứa đều sinh ra, lớn lên giữa đất Sài Gòn mà ra đường ngơ ngác như những đứa trẻ nhà quê, mà thật ra, chúng đi dạo phố bằng xe ba-gác cũng là một hiện tượng lạ mà tôi chưa từng thấy ở Sài Gòn. Ba Đen nói, ít khi nào anh đưa chúng ra đường, trừ khi về thăm ngoại hoặc đi chùa viếng mẹ. Mua sách xong, anh nói sẵn đây anh đưa chúng đi chùa thăm mẹ luôn, lâu lắm rồi chúng nó không được đi. Tôi theo anh đến chùa Long Hưng trên đường Lạc Long Quân, Ba Đen thắp nhang khấn vái: “Xin báo cáo với bà, hôm nay tôi vừa mua tập vỡ, sách giáo khoa chuẩn bị cho con nhập học, thuận đường tôi đưa chúng đến thăm bà, mong bà phù hộ cho cha con tôi mạnh khỏe, phù hộ cho con mình học giỏi, tôi hứa sẽ nuôi cho chúng ăn học đàng hoàng để bà được yên lòng nơi chín suối”. Hai đứa lớn tỏ ra ngậm ngùi khi nhìn bức hình mẹ nó dán trên hũ hài cốt, còn đứa nhỏ thì ngơ ngơ, ngác ngác như chẳng biết gì, bởi mẹ nó qua đời khi nó mới tròn 17 tháng.
Gần đến rằm tháng Tám, hai bên đường rực rỡ lồng đèn và bánh Trung thu. Ba đứa trẻ nhìn mãi mê như không chớp mắt. Tôi chợt nhớ trên vách nhà trọ của Ba Đen, bên cạnh tấm hình người vợ quá cố của anh là hai chiếc lồng đèn làm bằng khung trúc dán giấy kính màu, đơn sơ, thô kệch, bụi bám, nhện giăng, một di vật của tình mẫu tử.
Ba Đen nói anh rời quê Vĩnh Châu – Sóc Trăng – lên Sài Gòn từ năm 30 tuổi. Lý do ? Kiếm việc làm mướn với ước mơ thoát cảnh đói nghèo giữa cái giồng cát nghèo quanh năm nắng gió. Ban đầu anh đi làm bốc xếp, hai năm sau, ông dượng rễ đứng ra bảo lãnh cho anh thuê chiếc xích-lô. Ngày chở khách, đêm ngủ trên xích-lô dưới gốc cây ven đường. Nhờ có sức khỏe, siêng năng, biết dành dụm, chẳng bao lâu Ba Đen mua được chiếc xích-lô và cưới vợ. Vợ anh - chị Xuân Hồng – bán bánh mì trên đường Lý Thường Kiệt, gần chỗ anh đâu xe ngủ qua đêm. Ba Đen kể, mến cô gái ấy nhưng chẳng biết nói gì để tỏ tình, mỗi tối đến mua ổ bánh mì, liếc liếc, cười cười rồi đi. Một hôm, cô ấy nhờ anh đến lò lấy bánh, anh mừng quýnh lên như trẻ được cho quà, một hôm khác cô lại nhờ anh đi lấy chả lụa. Thế là mến nhau, yêu nhau rồi thành vợ thành chồng. Nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với anh. Đứa con gái út ra đời hơn một năm thì chị phát bệnh ung thư và chết trong đớn đau, nghèo khó.
Tôi cố hình dung cái gia cảnh của một người đàn ông tha phương cầu thực giữa Sài Gòn, mang nỗi buồn mất vợ, nuôi ba đứa con nheo nhóc trong căn phòng trọ tồi tàn bằng cái nghề chạy xe ba-gác, một đứa năm tuổi, một đứa bốn tuổi và một đứa mới mười bảy tháng. Tôi hỏi Ba Đen làm sao anh vượt qua được, anh cười: “Mình cũng không biết nữa, nhưng cuối cùng rồi cũng qua. Lúc ấy hai đứa lớn đi mẫu giáo, đứa nhỏ không chịu ở với ai, buộc lòng tôi phải chở theo xe ba-gác. Lúc đậu tài thì thả nó ngồi trong xe, đem đồ chơi theo cho nó. Lúc chở hàng thì để nó ngồi trên bắp đùi, mặt nó quay ra phía sau, hai tay nó câu eo ếch tôi như con khỉ đeo lưng mẹ. Tôi chở theo như vậy hơn một năm, cho đến ngày nó đi mẫu giáo”.
Phòng trọ chừng mười mét vuông, tiền thuê mỗi tháng ba trăm ngàn, nhưng Ba Đen nói, tháng nào có tiền thì trả, không tiền thì thôi, sự giúp đỡ của gia đình bà chủ nhà còn lớn lao hơn nhiều so với tiền trọ. Dì Tư Dữ luôn xem anh như con và xem con anh như cháu nội. Thỉnh thoảng bà sai anh làm vài chuyện lặt vặt rồi cho anh năm bảy chục ngàn. Hôm nào anh bận chở hàng đến trưa không về được thì gọi điện về cho chị Út, con Dì Tư để chị nấu cơm cho ba đứa nhỏ. Chị Út có hai đứa con gái, bé Huy đang là sinh viên và bé Ty đang học lớp mười. Cả hai đứa thay phiên nhau dạy kèm, kiểm tra bài vỡ cho con anh. Ba Đen nói: “Hai đứa nó nghiêm khắc như cô giáo, tụi nhỏ sợ lắm. Thấy nó dạy cực khổ, tôi cho tiền nó không lấy. Tôi nói thay vì nó đi học thêm thì chú cũng phải trả tiền, nó nói tụi cháu dạy giùm để chú không phải tốn tiền cho tụi nó đi học thêm”
Cách nay mấy hôm, cả ba đứa đều bị sốt xuất huyết, hai đứa nhỏ qua khỏi, nhưng bé Ngọc lên cơn mê sảng trong khi Ba Đen không có nhà. Chị Út tức tốc đưa cháu đi cấp cứu. Bác sĩ nói may là còn cứu kịp, nếu chậm vài giờ nữa thì cháu sẽ tử vong. “Tốn hết hai triệu rưỡi – Ba Đen kể - tôi phải bán chiếc xe sáu triệu đồng, may mà còn được ba triệu rưỡi, mua lại chiếc xe khác.
“Có đứt ruột mới thương người ruột đứt – Dì Tư tâm sự - con người ta sinh ra có ai lựa chọn sự nghèo khổ, chẳng qua là số phận. Tôi cũng đã từng chịu khổ nên thấy cái cảnh gà trống nuôi con của nó mà thương, giúp được cái gì hay cái nấy, tôi cũng nói với con cháu tôi như vậy, sống phải biết thương người”. Chị Út nói: “Mình đủ vợ đủ chồng, nuôi hai đứa con ăn học mà còn thấy đuối, huống chi Ba Đen. Mà chạy xe đâu phải ngày nào cũng có tiền. Nhiều khi đi ngang qua khu công nghiệp Tân Bình, trời nắng chang chang, thấy ảnh ngồi cú rũ dưới gốc cây với chiếc xe ế khách, rồi nghĩ đến ba đứa nhỏ nheo nhóc ở nhà mà muốn rơi nước mắt. Tôi hay đem chuyện cực khổ của ảnh ra kể cho mấy đứa nó nghe để nhắc nhở, dạy dỗ. Dường như tụi nó cũng biết nghe nên đứa nào cũng ngoan, chăm học”.
Tôi hỏi Ba Đen, anh có kiên quyết cho các cháu học hành đến nơi đến chốn hay không, anh nói như không dám tự tin cho lắm: “ Có nhiều lúc tôi định cho con Ngọc học hết lớp chín rồi đi học nghề để tiếp tôi lo cho hai đứa nhỏ, nhưng nhìn thấy chị Út, cũng nhà nghèo, chồng làm công nhân, vợ bán nước sâm nhưng cho bé Huy và bé Ty học tới cùng. Bé Huy, bé Ty vừa dạy kèm con tôi, vừa động viên tôi: Chú không được để cho tụi nó bỏ học giữa chừng, sau nầy khổ lắm ! Tôi sẽ cố gắng anh ạ. Nhưng ngựa chạy đường dài. Nếu tôi còn đủ sức để chạy xe và nếu cái nghề chạy xe ba-gác không bị cấm . . .”
Thôi thì cầu nguyện, tôi chỉ biết cầu nguyện cho anh. Không phải cầu nguyện ở ông bụt, bà tiên hay đấng tối cao nào mà chỉ xin cầu nguyện ở lòng nhân ái của cộng đồng.
Võ Đắc Danh
Tôi quen với Ba Đen từ hôm đi viết câu chuyện Những Người Lương Thiện, tức những người sống lương thiện bằng cái nghề chạy xe ba-gác đang nơm nớp lo trước cái lệnh cấm hành nghề. Trong những người tôi gặp, Ba Đen để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bởi anh không nhà không cửa, vợ chết, phải nuôi ba đứa con ăn học. Tuổi 55 nhưng đứa con út của anh chỉ mới học lớp ba, hai đứa lớn thì mới lên lớp sáu. Nhiều lúc tôi tự hỏi, liệu cái tuổi đười cỡ đó, anh còn đủ sức để bươn chải cho ba đứa nhỏ học hành đến nơi đến chốn hay không ? Và nếu phải cấm xe ba-gác thì anh sẽ nuôi con bằng cách nào ?
Một hôm, lang thang trong Bình Hưng Hòa, tình cờ gặp lại anh đang đậu tài dưới một góc cây gần khu công nghiệp Tân Bình. Chợt nghĩ gần đến ngày nhập học, tôi hỏi anh đã chuẩn bị gì cho mấy đứa nhỏ chưa ? Anh lắc đầu cười, nói mấy ngày nay chạy xe ế quá. Tôi bảo anh về chở ba đứa nhỏ đi nhà sách chơi, tôi sẽ tặng cho mỗi cháu một bộ sách giáo khoa và vài chục quyển tập. Anh vừa mừng, vừa tỏ ra áy ngại, nhưng không cải được lời đề nghị của tôi nên đành chạy xe về.
Bé Hồng Ngọc, 12 tuổi; Tuấn Hải, 11 tuổi; Hồng Trang, 8 tuổi. Cả ba đứa đều sinh ra, lớn lên giữa đất Sài Gòn mà ra đường ngơ ngác như những đứa trẻ nhà quê, mà thật ra, chúng đi dạo phố bằng xe ba-gác cũng là một hiện tượng lạ mà tôi chưa từng thấy ở Sài Gòn. Ba Đen nói, ít khi nào anh đưa chúng ra đường, trừ khi về thăm ngoại hoặc đi chùa viếng mẹ. Mua sách xong, anh nói sẵn đây anh đưa chúng đi chùa thăm mẹ luôn, lâu lắm rồi chúng nó không được đi. Tôi theo anh đến chùa Long Hưng trên đường Lạc Long Quân, Ba Đen thắp nhang khấn vái: “Xin báo cáo với bà, hôm nay tôi vừa mua tập vỡ, sách giáo khoa chuẩn bị cho con nhập học, thuận đường tôi đưa chúng đến thăm bà, mong bà phù hộ cho cha con tôi mạnh khỏe, phù hộ cho con mình học giỏi, tôi hứa sẽ nuôi cho chúng ăn học đàng hoàng để bà được yên lòng nơi chín suối”. Hai đứa lớn tỏ ra ngậm ngùi khi nhìn bức hình mẹ nó dán trên hũ hài cốt, còn đứa nhỏ thì ngơ ngơ, ngác ngác như chẳng biết gì, bởi mẹ nó qua đời khi nó mới tròn 17 tháng.
Gần đến rằm tháng Tám, hai bên đường rực rỡ lồng đèn và bánh Trung thu. Ba đứa trẻ nhìn mãi mê như không chớp mắt. Tôi chợt nhớ trên vách nhà trọ của Ba Đen, bên cạnh tấm hình người vợ quá cố của anh là hai chiếc lồng đèn làm bằng khung trúc dán giấy kính màu, đơn sơ, thô kệch, bụi bám, nhện giăng, một di vật của tình mẫu tử.
Ba Đen nói anh rời quê Vĩnh Châu – Sóc Trăng – lên Sài Gòn từ năm 30 tuổi. Lý do ? Kiếm việc làm mướn với ước mơ thoát cảnh đói nghèo giữa cái giồng cát nghèo quanh năm nắng gió. Ban đầu anh đi làm bốc xếp, hai năm sau, ông dượng rễ đứng ra bảo lãnh cho anh thuê chiếc xích-lô. Ngày chở khách, đêm ngủ trên xích-lô dưới gốc cây ven đường. Nhờ có sức khỏe, siêng năng, biết dành dụm, chẳng bao lâu Ba Đen mua được chiếc xích-lô và cưới vợ. Vợ anh - chị Xuân Hồng – bán bánh mì trên đường Lý Thường Kiệt, gần chỗ anh đâu xe ngủ qua đêm. Ba Đen kể, mến cô gái ấy nhưng chẳng biết nói gì để tỏ tình, mỗi tối đến mua ổ bánh mì, liếc liếc, cười cười rồi đi. Một hôm, cô ấy nhờ anh đến lò lấy bánh, anh mừng quýnh lên như trẻ được cho quà, một hôm khác cô lại nhờ anh đi lấy chả lụa. Thế là mến nhau, yêu nhau rồi thành vợ thành chồng. Nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với anh. Đứa con gái út ra đời hơn một năm thì chị phát bệnh ung thư và chết trong đớn đau, nghèo khó.
Tôi cố hình dung cái gia cảnh của một người đàn ông tha phương cầu thực giữa Sài Gòn, mang nỗi buồn mất vợ, nuôi ba đứa con nheo nhóc trong căn phòng trọ tồi tàn bằng cái nghề chạy xe ba-gác, một đứa năm tuổi, một đứa bốn tuổi và một đứa mới mười bảy tháng. Tôi hỏi Ba Đen làm sao anh vượt qua được, anh cười: “Mình cũng không biết nữa, nhưng cuối cùng rồi cũng qua. Lúc ấy hai đứa lớn đi mẫu giáo, đứa nhỏ không chịu ở với ai, buộc lòng tôi phải chở theo xe ba-gác. Lúc đậu tài thì thả nó ngồi trong xe, đem đồ chơi theo cho nó. Lúc chở hàng thì để nó ngồi trên bắp đùi, mặt nó quay ra phía sau, hai tay nó câu eo ếch tôi như con khỉ đeo lưng mẹ. Tôi chở theo như vậy hơn một năm, cho đến ngày nó đi mẫu giáo”.
Phòng trọ chừng mười mét vuông, tiền thuê mỗi tháng ba trăm ngàn, nhưng Ba Đen nói, tháng nào có tiền thì trả, không tiền thì thôi, sự giúp đỡ của gia đình bà chủ nhà còn lớn lao hơn nhiều so với tiền trọ. Dì Tư Dữ luôn xem anh như con và xem con anh như cháu nội. Thỉnh thoảng bà sai anh làm vài chuyện lặt vặt rồi cho anh năm bảy chục ngàn. Hôm nào anh bận chở hàng đến trưa không về được thì gọi điện về cho chị Út, con Dì Tư để chị nấu cơm cho ba đứa nhỏ. Chị Út có hai đứa con gái, bé Huy đang là sinh viên và bé Ty đang học lớp mười. Cả hai đứa thay phiên nhau dạy kèm, kiểm tra bài vỡ cho con anh. Ba Đen nói: “Hai đứa nó nghiêm khắc như cô giáo, tụi nhỏ sợ lắm. Thấy nó dạy cực khổ, tôi cho tiền nó không lấy. Tôi nói thay vì nó đi học thêm thì chú cũng phải trả tiền, nó nói tụi cháu dạy giùm để chú không phải tốn tiền cho tụi nó đi học thêm”
Cách nay mấy hôm, cả ba đứa đều bị sốt xuất huyết, hai đứa nhỏ qua khỏi, nhưng bé Ngọc lên cơn mê sảng trong khi Ba Đen không có nhà. Chị Út tức tốc đưa cháu đi cấp cứu. Bác sĩ nói may là còn cứu kịp, nếu chậm vài giờ nữa thì cháu sẽ tử vong. “Tốn hết hai triệu rưỡi – Ba Đen kể - tôi phải bán chiếc xe sáu triệu đồng, may mà còn được ba triệu rưỡi, mua lại chiếc xe khác.
“Có đứt ruột mới thương người ruột đứt – Dì Tư tâm sự - con người ta sinh ra có ai lựa chọn sự nghèo khổ, chẳng qua là số phận. Tôi cũng đã từng chịu khổ nên thấy cái cảnh gà trống nuôi con của nó mà thương, giúp được cái gì hay cái nấy, tôi cũng nói với con cháu tôi như vậy, sống phải biết thương người”. Chị Út nói: “Mình đủ vợ đủ chồng, nuôi hai đứa con ăn học mà còn thấy đuối, huống chi Ba Đen. Mà chạy xe đâu phải ngày nào cũng có tiền. Nhiều khi đi ngang qua khu công nghiệp Tân Bình, trời nắng chang chang, thấy ảnh ngồi cú rũ dưới gốc cây với chiếc xe ế khách, rồi nghĩ đến ba đứa nhỏ nheo nhóc ở nhà mà muốn rơi nước mắt. Tôi hay đem chuyện cực khổ của ảnh ra kể cho mấy đứa nó nghe để nhắc nhở, dạy dỗ. Dường như tụi nó cũng biết nghe nên đứa nào cũng ngoan, chăm học”.
Tôi hỏi Ba Đen, anh có kiên quyết cho các cháu học hành đến nơi đến chốn hay không, anh nói như không dám tự tin cho lắm: “ Có nhiều lúc tôi định cho con Ngọc học hết lớp chín rồi đi học nghề để tiếp tôi lo cho hai đứa nhỏ, nhưng nhìn thấy chị Út, cũng nhà nghèo, chồng làm công nhân, vợ bán nước sâm nhưng cho bé Huy và bé Ty học tới cùng. Bé Huy, bé Ty vừa dạy kèm con tôi, vừa động viên tôi: Chú không được để cho tụi nó bỏ học giữa chừng, sau nầy khổ lắm ! Tôi sẽ cố gắng anh ạ. Nhưng ngựa chạy đường dài. Nếu tôi còn đủ sức để chạy xe và nếu cái nghề chạy xe ba-gác không bị cấm . . .”
Thôi thì cầu nguyện, tôi chỉ biết cầu nguyện cho anh. Không phải cầu nguyện ở ông bụt, bà tiên hay đấng tối cao nào mà chỉ xin cầu nguyện ở lòng nhân ái của cộng đồng.
====
Comments(3 total) Post a Comment
Gol F…
Offline IM
Đọc chuyện nào của anh cũng rơi nước mắt!
Friday April 24, 2009 - 09:43am (ICT)
Chiêu…
Offline
hông biết tới họ thì thôi ..biết thì phải làm cái gì đó chứ anh ...nhìn thấy vậy sao chịu nổi ..
Friday April 24, 2009 - 12:10pm (ICT)
Tường…
Offline IM
Tổng Giám Đốc SIC Nguyễn Thành Long đã đồng ý tặng anh Ba Đen chiếc xe ba gác máy "trong luồng" trị giá 51 triệu! Đã chuyển tiền rối đó, anh làm tiếp đi nghen. Hy vọng đời anh Ba Đen sẽ hết đen
Wednesday May 13, 2009 - 04:50pm (ICT)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét