Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2009

NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI MẸ UNG THƯ




(Nhân vật trong phim TẤM LÒNG CỦA MẸ sẽ phát sóng vào 21 giờ, thứ hai, ngày 6-4)

Ngôi nhà của mẹ con chị Tùng nằm ven con đường làng nhỏ, ở ấp 3 xã Đa Phước, ngôi nhà thật giản dị, nhưng rất có ấn tượng nếu một ai đó tình cờ ghé mắt vào. Bởi người ta sẽ không hiểu tại sao, chỉ là hai mái nhà đơn sơ như vậy lại được lợp bằng hai loại vật liệu khác nhau. Mái trước lợp bằng tấm lợp tiprô xi măng, mái sau lợp bằng lá dừa nước. Thế nhưng hai thứ vật liệu tưởng chừng như không thể gắn kết được với nhau để tạo nên những mái nhà, lại làm nên cái tổ ấm, mà ở đó, đang chứa đựng một câu chuyện đời – Nghe, cứ ngở như trong truyền thuyết !

Chị Tùng, người đàn bà của “ truyền thuyết” này, vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ chị mang tiếng là nông dân, nhưng không có một mảnh ruộng, thửa vườn. Chị Tùng cũng như những người anh chị em mình, từ tuổi ấu thơ phải biết đi làm thuê, làm mướn để kiếm miếng ăn. Nghèo khó là cái lý do đơn giản và thuyết phục nhất để cả nhà chị Tùng thành những người ít chữ. Rồi chị tới tuổi lấy chồng, lẽ đương nhiên đó cũng là người chồng cùng cảnh ngộ. Và, điều không thể khác hơn là vợ chồng chị Tùng phải tiếp tục cái nghèo truyền kiếp.

Với hai vợ chồng, chị Tùng thấy rằng họ không có cơ may để hy vọng đổi đời. “Tay làm hàm nhai”, trong cảnh ấy những đứa con cứ lần lượt ra đời. Một thế hệ nữa lại nối tiếp kiếp nghèo từ cha mẹ chúng. Nghĩ về tương lai con cái, chị Tùng nghe buồn thấu tâm can.

Khi đứa thứ sáu ra đời, vợ chồng chị Tùng mới mua nổi một lỏm đất “ chó nằm ló đuôi” để cất tạm ngôi nhà. Nhưng đó là tài sản duy nhất, thứ vật chất quí giá nhất mà chị phải chắt chiu hằng bao năm trời cực nhọc mới sở hữu được. Song, chị cũng hiểu rằng, bấy nhiêu đó không là gì cả cho một đàn con sáu đứa đang đứng trước tương lai mờ mịt. Chỉ có một thứ duy nhất khả dĩ giúp cho bọn trẻ thoát khỏi bóng tối của số phận, đó là ánh sáng của chữ nghĩa. Thế là chị cố gắng, bằng mọi giá các con đều được đến trường. Nhưng cái nghèo cứ như có sức nặng của núi đá đè lên số phận. Sự học của ba đưá con đầu phải nửa chừng gảy đổ. Con gái đầu lòng chỉ học đến lớp 8 đành nghỉ học, con gái thứ hai, chị phải ráng hết sức, cũng cho học hết cấp ba, con trai thứ ba thì cùng chung số phận với chị lớn, không vượt qua lớp 8. Rồi cả ba lớn lên đều được chị dựng vợ gã chồng, nhưng đã không đủ chữ để bước vào đời, nên đời chúng chẳng khác gì hơn đời chị. Nhìn ba đứa con phải nối gót lênh đênh chốn cơ cầu, chị thấy mình có lỗi. Chị Tùng quyết dành sức lực và tâm huyết nữa đời còn lại để lo cho ba đứa con nhỏ học hành đến nơi đến chốn.

Trong khi con đường quyết tâm và nỗ lực còn dài, thì năm năm trước, chồng chị Tùng đột ngột qua đời, để lại cho chị căn nhà nhỏ xiêu vẹo và ba đứa con thơ dại.. Nhưng trước nỗi đau buồn vô tận ấy, ý chí của người mẹ đã không gục ngã mà lại được nhân lên gấp bội. Như để chung sức cùng với mẹ, ba đứa con của chị Tùng đều rất ngoan hiền, chăm học và học giỏi. Ngoài giờ học, cả ba đứa trẻ còn biết tự nguyện ,tự giác chia nhau công việc để giúp mẹ đỡ nặng gánh, lo toan. Minh Cường giờ là con trai lớn trong nhà ( sau khi ba người anh, chị Cường có gia đình riêng ) Cường đi tìm mối dạy kèm, ra bến xe miền Tây giúp chị bán trái cây. Em gái kế Cường là Kim Tuyến lo việc nội trợ rồi cùng em trai út Thanh Tuấn phụ mẹ xỏ lông gà, công việc mà nhiều năm rồi mẹ Tùng nhận về nhà làm gia công cho người ta bó chổi. Mỗi một xâu lông gà dài thược chỉ được ba ngàn đồng. Chị Tùng làm chen vào giờ rảnh sau công việc bán cá ở chợ. Nếu bốn mẹ con ngồi xỏ suốt ngày chỉ được 50 ngàn đồng, còn làm thêm vào giờ rảnh, tính ra mỗi tuần họ được hơn trăn ngàn, nhưng tất cả là để nuôi lớn niềm hy vọng vào tương lai ba đứa trẻ !

Thời gian của cuộc sống nhọc nhằn cứ dần trôi qua trong căn nhà xiêu vẹo, mục nát nhưng tràn đầy niềm hy vọng của bốn mẹ con. Minh Cường giờ đã là sinh viên năm thứ hai đại học công nghệ hóa, Kim Tuyến đang học lớp 10, út Thanh Tuấn là học sinh giỏi của trường phổ thông cơ sở Đa Phước. Ý thức nuôi chữ lập thân của ba đứa trẻ đều hết sức rõ ràng và rất tự tin. Căn nhà ngày càng mục nát, xiêu vẹo hơn, cái nghèo thì vẫn còn nguyên ra đó, nhưng với người mẹ, chị đã đi được hơn nữa đoạn đường của ước mơ, hoài bảo ở phần đời còn lại. Ở cái tuổi đời vừa chạm tuổi 50, chị Tùng vui lắm, nghĩ mình còn đủ thời gian để hưởng tròn hạnh phúc ở cái ngày mà thằng út Thanh Tuấn mang về dâng mẹ tấm bằng đại học, như để chứng minh cho sự hóa kiếp đói nghèo, cơ cực mà chị vốn tin rằng, chỉ có con chữ mới có thể làm nên điều kỳ diệu !

Ở xã Đa Phước, không mấy ai quan tâm đến chuyện học hành mà không biết chị Tùng, người phụ nữ dám xem thường nghèo đói để quyết nuôi con ăn học, và những đứa con của mẹ Tùng, biết lấy việc học để xóa đi cái mặc cảm của con nhà nghèo. Người ta xem gia đình chị như một tấm gương, cảm mến và chia sẻ. Hội khuyến học cũng như chánh quyền địa phương Đa Phước đều có sự quan tâm giúp đỡ, nhưng cũng trong giới hạn khả năng của một xã nghèo.

Năm 2008, chánh quyền xã Đa Phước trao cho chị Tùng 5 triệu đồng, gọi là tiền hổ trợ chống dột để chị sữa lại căn nhà đã quá nát của mình. Đó cũng là mong ước của chị Tùng từ bấy lâu nay, nhưng gần như không thể. Vậy mà niềm vui chưa kịp thì tai họa lại ập đến.

Ngay khi cầm 5 triệu trong tay, chị Tùng phát hiện ra mình có một khối u trên ngực. Tại bệnh viện Ung Bứu, bác sĩ cho chị biết đó là khối u ác tính, có đường kính lên đến 5,3cm, phải can thiệp ngay bằng phẫu thuật mới mong còn con đường sống. Tính hết chi phí cho ca phẫn thuật ( hơn 1 triệu ) cộng viện phí, thuốc men sau mổ, phải mất 10 triệu đồng, rồi còn phải tốn tiền cho một phác đồ điều trị lâu dài, làm cho chị Tùng hoang mang lo nghĩ.

Mổ hay là chết ? Đương nhiên,chị không muốn chết, chị chết rồi các con phải sống ra sao ? Con đường học vấn của chúng sẽ về đâu ? Trong khi đó, các con của chị đều hoang mang, sợ hãi. Chúng bàn nhau nghĩ học để đi làm kiếm tiền lo cho mẹ đủ trị bệnh. Thằng Cường nói : “ Mẹ phải mổ để sống, nếu mai ngày không còn mẹ, cho dù các con có làm được nhiều tiền, cũng đâu còn mẹ nữa, mà không còn mẹ, thì dù giàu cũng chẳng ý nghĩa gì !” Nhưng chị thì lại nghĩ : “Đời các con hãy còn dài, mẹ dù sao cũng đã đi qua hơn nữa đoạn đời, nếu phải chọn lựa sự hy sinh thì mẹ hy sinh cho con, vì con, chớ các con đừng vì mẹ, nếu mẹ sống để nhìn thấy tương lai các con mờ mịt, sự sống ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì !” Chị nói với các con : “ Các con nhất định không được nghỉ học, bệnh mẹ, mẹ sẽ tự lo, rồi sẽ khỏi, còn các con bỏ học, là bỏ dở tương lai, sẽ khổ một đời !”

Dùng dằng, chọn một lối đi nào trên con đường sinh tử này đây ? Chị vẫn chưa quyết định đóng tiền phẫu thuật để bệnh viện lên lịch mổ . Tháng 10, mưa nắng cứ bất thường, áp thấp nhiệt đới và những cơn bão xa. Trong khi chị đang u ám nghĩ về số mạng mình. Thì bỗng một đêm chị bừng tỉnh lại giữa cảnh đất trời giông gió. Chị thản thốt nhớ về ngôi nhà ! Ngôi nhà siêu vẹo, mục nát của chị có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Có thể là ngay trong đêm nay, nó sẽ đè chết cả ba đứa con của mình đang ngon giấc ! Thế là không còn gì phải suy nghĩ về mình, chị quyết định trốn khỏi bệnh viện trở về nhà, chị dùng hết số tiền 5 triệu đồng mua cây lá dựng lại ngôi nhà mới. Chị thấy nhẹ lòng, rằng mình đã cứu kịp các con, bởi cái ngôi nhà cũ, nó mục đến mức khi hạ xuống, không ai dám trèo lên để tháo dỡ mà phải dùng kế khác. Cả cái xác nhà, chỉ còn tận dụng lại một cây cột duy nhất, cái cây cột đáng thương ấy như biết cố sức chống đỡ để chờ chị kịp trở về !

Chị Tùng cảm thấy nhẹ lòng nhìn các con được an toàn trong ngôi nhà mới, nhưng con đường để đưa chị trở lại bệnh viện thì đã không còn. Chị Tùng ráng kéo dài mạng sống bằng những thang thuốc nam, mà mỗi thang thuốc chỉ tốn hơn 4 ngàn đồng, song đó cũng là một liệu pháp tinh thần cho các con. Cả ba đứa nhỏ đều thể hiện quyết tâm học tập. Kết quả học kỳ I năm 2008 – 2009, thằng Tuấn đạt điểm xuất sắc với số điểm 9.0, hai đứa còn lại đều có kết quả khá .

Không biết rồi những thang thuốc nam có trở thành phép mầu để giúp chị Tùng vượt qua căn bệnh nang y hay không, nhưng tình mẫu tử thiêng liêng chính là phép mầu huyền diệu, đã giúp cho mẹ con chị Tùng vượt lên trên bao bất hạnh, thảm cảnh để cùng bước đi trên con đường đời tưởng như không thể, nhưng họ cứ cố nén đau thương mà bước, mà dắt dìu nhau, hướng về cái đích đến tương lai. Trên con đường dài dằn dặc của sự nghiệt ngã ấy, càng gần đến đích, thì sức lực họ càng cạn kiệt …

Chúng tôi kể lại chuyện này với một niềm tin rằng – Câu chuyện về gia đình chị Tùng sẽ kết thúc có hậu như một truyền thuyết đẹp. Bởi câu chuyện này cũng chính là tấm gương soi chiếu vào lòng nhân ái, vào đạo lý làm người của tất cả chúng ta !



Mai Hân

Ảnh: Bán cá, xỏ lông gà là nguồn thu nhập chính của mẹ con chị Tùng

2 nhận xét:

thanhcccp nói...

bài viết này tệ quá, hi vọng phim sẽ hay hơn :(

SÀI GÒN ĐỆ NHẤT KHÙNG nói...

Sai chính tả tùm lum?